Thủ tướng Phạm Minh Chính đối thoại với công nhân cả nước ngày 12-6: Nhiều thông tin mới về thực hiện chính sách với công nhân đã được Thủ tướng chia sẻ

Kinh doanh giáo dục
091 3815 684 - 0903837347
Thủ tướng Phạm Minh Chính đối thoại với công nhân cả nước ngày 12-6: Nhiều thông tin mới về thực hiện chính sách với công nhân đã được Thủ tướng chia sẻ
Ngày đăng: 13/06/2022 03:46 PM

Nhiều CN tại Bắc Giang vui mừng khi được đối thoại trực tiếp với Thủ tướng Chính phủ

Tại điềm cầu trực tiếp tỉnh Bắc Giang, sáng 12 - 6 với 4.500 công nhân lao động tại Bắc Giang đã đến dự, và đã có 10.000 câu hỏi gửi đến Thủ tướng Chính phủ trước ngày đối thoại năm 2022 với chủ đề “Công nhân Việt Nam với khát vọng phát triển đất nước”. Các vấn đề về nhà ở, vấn đề lương, trường học… cho con em công nhân là nóng nhất đã được công nhân cả nước trực tiếp đưa đến Thủ tướng Phạm Minh Chính

 Những vấn đề “nóng” nhất đã được công nhân đưa ra

Cùng dự buổi đối thoại có Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương Bùi Thị Minh Hoài; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn; Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung; Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà; Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang và lãnh đạo các ban, bộ, ngành, cơ quan, tổ chức ở Trung ương, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và lãnh đạo một số địa phương…

Mở đầu cuộc đối thoại, Thủ tướng Chính phủ thong báo là Chính phủ vừa ký xong Nghị định 38-NĐ/CP về cải cách chế độ tiền theo từng khu vực áp dụng từ đầu tháng 7-2022. Đây là một chủ trương lớn, khi mỗi công nhân (CN) đều có mức lương tăng trung bình từ 180.000 đồng - 260.000 đồng, về việc tăng lương tối thiểu thêm 6% - tùy từng khu vực trên cả nước.

Theo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, để chuẩn bị cho chương trình, Tổng Liên đoàn đã chỉ đạo các cấp Công đoàn, cơ quan báo chí Công đoàn mở diễn đàn, tổ chức nghiên cứu, nắm bắt, tổng hợp kiến nghị, ý tưởng, đề xuất của công nhân lao động với Đảng, Nhà nước.
Đến nay, Tổng Liên đoàn đã nhận được gần 10.000 câu hỏi, kiến nghị của công nhân lao động tập trung các nhóm vấn đề như: về tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7; sửa đổi chính sách về bảo hiểm xã hội, nhà ở; công tác chăm lo bảo đảm việc làm, thu nhập cho người lao động; việc học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp cho công nhân...

Tiếp đó, Bộ trưởng Bộ Lao động, thương binh và xã hội Đào Ngọc Dung đã nói thêm: Để Thủ tướng ký được nghị định thì các thành viên Chính phủ trực tiếp bỏ phiếu ngày 11-6 ngay trước thềm cuộc đối thoại, việc này thể hiện trách nhiệm vì công nhân lao động đã vì sự nghiệp lớn lao của đất nước, nên Chính phủ đã đáp ứng nhanh nhất nhu cầu tăng lương của CN cả nước.

Thủ tướng cũng đã nhấn mạnh, Đảng, Nhà nước, toàn hệ thống chính trị, trong đó có Chính phủ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam luôn tiếp thu, lắng nghe các ý kiến, tập hợp các vấn đề để tập trung, rà soát lại thể chế, cơ chế chính sách, nhanh chóng bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện, đồng thời, chú ý đến tâm tư, nguyện vọng của người lao động, trong đó có công nhân lao động.

Qua tổng hợp của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, các câu hỏi, kiến nghị của Công nhân, các đề xuất tập trung chủ yếu xung quanh 10 nhóm vấn đề lớn sau đây:

Nhóm thứ nhất là về tăng lương tối thiểu vùng, hướng tới lương đủ sống, có tích lũy đối với người lao động và chính sách tiền lương mới theo tinh thần Nghị quyết 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.

Nhóm thứ hai là việc rà soát, sửa đổi toàn diện pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo đảm quyền lợi của công nhân lao động, hạn chế tình trạng công nhân lao động rút bảo hiểm xã hội 1 lần, hệ quả là công nhân không có lương hưu trong tương lai.

Nhóm thứ ba là tập trung chỉ đạo, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đôn đốc giải quyết chế độ, chính sách, các gói hỗ trợ công nhân lao động.

Nhóm thứ tư là vấn đề quy hoạch, dành quỹ đất và tháo gỡ cơ chế, chính sách để triển khai xây dựng nhà ở, nhà trẻ, trường học, nơi khám chữa bệnh, nơi sinh hoạt văn hóa cho CN lao động, nhất là tại các khu công nghiệp, khu chế xuất.

Nhóm thứ năm là về chính sách hỗ trợ tín dụng cho công nhân lao động, giúp công nhân tiếp cần nguồn vốn hợp pháp để giải quyết khó khăn, hạn chế tình trạng CN lao động mắc bẫy "tín dụng đen".

Nhóm thứ sáu là về công tác đào đào tạo nghề; các chính sách khuyến khích, tạo điều kiện để CN lao động tham gia học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Nhóm thứ bẩy là tăng cường kiểm tra, tranh tra, giám sát, xử lý nghiêm tình trạng vi phạm pháp luật của người sử dụng lao động đối với người lao động.

Nhóm thứ tám là đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, nhất là tại các bếp ăn tập thể, các chợ dân sinh, đảm bảo cho CN lao động được tiếp cận nguồn thực phẩm an toàn, phù hợp với thu nhập.

Nhóm thứ chín là tăng cường các biện pháp bảo đảm an ninh trật tự tại nơi làm việc, nơi ở của công nhân lao động; bảo đảm trật tự an toàn giao thông tại các khu công nghiệp vào giờ cao điểm.

Nhóm thứ mười là vấn đề giá nhà trọ, giá điện, giá nước sinh hoạt bị một bộ phận chủ nhà trọ đẩy lên cao; việc tăng giá sách giáo khoa; vấn đề con công nhân khó tiếp cận các trường học công trên địa bàn do không có hộ khẩu thường trú; việc cấp bách phải hình thành các điểm chợ gần khu công nghiệp và gần các doanh nghiệp đông công nhân.

Trong Chương trình hôm nay, đại diện CN lao động tại các điểm cầu sẽ trực tiếp đặt câu hỏi, kiến nghị, đề xuất cụ thể với Thủ tướng Chính phủ.

 Những chia sẻ, sự quan tâm của Thủ tướng Chính phủ với đời sống người công nhân

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trực tiệp đối thoại CN ngày 12-6

Ngay khi mở đầu cuộc đối thoại giữa CN và Thủ tướng Phạm Minh Chính, một câu hỏi của chị Nguyễn Thị Thúy Hà (40 tuổi, công nhân tại TPHCM) đề cập đến vấn đề nóng về việc bất cập đóng BHXH thời gian dài mới được hưởng lương hưu, nhiều doanh nghiệp tìm cách chấm dứt hợp đồng cho công nhân từ 40-45 tuổi, gây ra rất bất lợi cho CN, trong khi sức trẻ của họ đóng góp hết cho DN rồi.

Thấu hiểu nổi ưu tư này, Bộ trưởng Bộ Lao động, thương binh và xã hội (LĐTB & XH)  Đào Ngọc Dung, đưa ra giải pháp cần nâng cao phúc lợi, đời sống của công nhân lao động. Về việc sửa đổi luật BHXH, Bộ đã hoàn thành hồ sơ thủ tục với 11 nhóm chính sách bảo hiểm, riêng việc điều chỉnh dần độ tuổi nghỉ hưu đã xong và trình Quốc hội vào năm 2023.

“Cụ thể giảm dần thời gian đóng BHXH đủ điều kiện nhận lương hưu từ 20 năm xuống 15 năm, tiến tới có thể 10 năm để đảm bảo quyền lợi cho người lao động, tránh tình trạng đóng BHXH 20 năm thì quá dài nhưng tinh thần đóng nhiều thì hưởng nhiều, đóng ít thì hưởng ít, đóng ngắn thì hưởng ngắn”, ông Dung cho biết. Tiếp theo là giải quyết việc chia sẻ bảo hiểm giữa người dài - ngắn, người đóng nhiều – người đóng ít và các cơ chế chính sách khuyến khích người tham gia đóng BHXH. Bộ trưởng Dung cũng nhấn mạnh việc xử lý nghiêm lợi dụng lúc công nhân khó khăn để ép, hoặc nhờ kẻ mai mối để công nhân hoặc mua bán sổ bảo hiểm trá hình.

Vấn đề nhà ở khó khăn - trả lời một CN ở tỉnh Nghệ An xung quanh vấn đề nhà ở khó khăn, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, về vấn đề nhà ở, trường học cho con em công nhân Thủ tướng thông tin qua đi tìm hiểu nhiều lần, đúng là vấn đề nhà ở cho công nhân là vấn đề cần phải giải quyết, đáp ứng đòi hỏi, nguyện vọng chính đáng của công nhân. Thủ tướng cũng trả lới, Chính phủ đã làm việc với Bộ Xây dựng nhiều lần để bàn về vấn đề này và đề nghị Bộ Xây dựng trả lời về những gì làm được và chưa làm được và định hướng giải pháp thời gian tới.

Trước vấn đề này, ông Nguyễn Văn Sinh, thứ trưởng Bộ Xây dựng, cho biết cả nước đã đầu tư được 7,3 triệu m2 nhà ở xã hội, trong đó nhà ở công nhân thực hiện khoảng 122 dự án với quy mô khoảng 2,5 triệu m2 nhà ở cho công nhân.

Tuy nhiên chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu nhà ở cho công nhân trong cả nước, là hạn chế mà thời gian qua chưa đạt được mục tiêu đề ra cho công nhân.

Tín dụng đen “lộng hành” trong các DN. Gửi đến Thủ trướng, chị Trần Thị Toan, cán bộ Công đoàn Công ty New Apparel Far Eastern Việt Nam cho biết bản thân là cán bộ công đoàn đã bị đối tượng cho vay nặng lãi đe dọa, bôi nhọ danh dự do công nhân công ty vướng vào tín dụng đen.

Nhiều công nhân đang gặp khó khăn về tài chính, nhưng lại rất khó tiếp cận với các khoản vay cá nhân từ ngân hàng nên buộc phải tìm đến tín dụng đen.

Trước câu hỏi này, ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, chia sẻ tín dụng đen gây hệ lụy rất lớn nên cơ quan chức năng đang vào cuộc tích cực và dẹp bỏ nhiều tổ chức cá nhân, núp bóng. Tuy vậy, nhiều địa phương có nguy cơ tăng cao hình thức tín dụng này.

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết hiện cơ quan chuyên môn đang hoàn thiện pháp luật để các tổ chức tín dụng, ngân hàng "mạnh dạn" cho vay và giảm thủ tục với các khoản tín dụng vài chục triệu cho sinh hoạt hàng ngày như đóng tiền học cho con, ma chay, cưới xin, vay nóng vài tháng.

Thứ hai, các biện pháp công nghệ được phát triển để tiếp cận nhiều hơn đến người lao động, tăng cường tài chính vi mô cho đối tượng người yếu thế.

Nói thêm về ngăn chặn "tín dụng đen", Thượng tướng Lương Tam Quang, thứ trưởng Bộ Công an, cho biết nhiều đối tượng tinh vi, tạo "vỏ bọc" doanh nghiệp có chức năng vay tài chính như vay không thế chấp, góp vốn, góp tài sản kinh doanh, thường xuyên có thủ đoạn, dụ dỗ công nhân vay qua app, mạng xã hội hoặc núp bóng doanh nghiệp cho vay lãi suất 90-100%/tháng, thậm chí là 1.000%/tháng.

Chăm lo sức khỏe cho người lao động, về vấn đề này, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết đang rà soát lại, lần này Quốc hội cũng cho sửa đổi Luật về khám,chữa bệnh.

Hiện nay, Chính phủ đang tập trung để bổ sung về mặt pháp lý, cơ chế chính sách, mặt thể chế. Giải pháp trước mắt là trong phòng chống dịch, trong chương trình phục hồi có tăng cường đầu tư cho y tế cơ sở và y tế dự phòng, dành nguồn lực khoảng 14.000 tỷ đồng.

Về phía Bộ Y tế đang phối hợp với các bộ, ngành liên quan và các địa phương để giải ngân 14.000 tỷ đồng và giải quyết khó khăn trước mắt.

"Đã có chủ trương, có nguồn lực đầu tư thì triển khai khẩn trương việc này, chúng ta vừa làm vừa rút kinh nghiệm, mở rộng dần, không cầu toàn, cũng không nóng vội việc này", Thủ tướng chia sẻ.

Báo cáo thêm, ông Nguyễn Đình Khang, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết hiện nay việc khám, chữa bệnh cho công nhân lao động đang vướng 2 việc là cơ sở khám, chữa bệnh ở khu công nghiệp chưa được quy định trong mạng lưới y tế và khám, chữa bệnh ngoài giờ cho công nhân lao động thì bảo hiểm y tế có thanh toàn hay không.

Đồng thời tiền lương cho cán bộ y tế khám chữa bệnh ở đây cũng rất cần bàn đến. Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam tới đây sẽ có tổng hợp, kiến nghị, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Cũng trong buổi đối thoại sáng ngày 12-6, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết rõ, 2 năm qua đã ban hành nhiều chính sách liên quan, hỗ trợ người lao động, đặc biệt nhiều chính sách chưa từng có tiền lệ. Đặc biệt như Nghị quyết 68 về chính sách hỗ trợ người lao động trong phòng chống dịch Covid-19, Nghị quyết 116 về hỗ trợ người lao động từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp, tổng kết đã có 55 triệu lượt người được thụ hưởng, 81.000 tỷ đồng hỗ trợ cho người lao động.

 Bài học kinh nghiệm qua 2 lần Thủ tướng Chính phủ đối thoại với công nhân

Một là; Hoạt động đối thoại giữa người đứng đầu Chính phủ với nông dân, CN trực tiếp sản xuất trên của 63 tỉnh, thành phố là điều vô cùng cần thiết, bởi đây là những là lực lượng hùng hậu của Đảng, của CM, đã luôn đi đầu trong đóng góp những thành quả cao nhất trong thành công CM trên đất nước suốt 92 năm từ khi có Đảng và gần 80 năm qua, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh khai sinh ra nhà nước công - nông đầu tiên ở Đông Nam châu Á, đến nay càng có tầm cỡ của một quốc gia hùng mạnh, không chỉ trong CM giải phóng dân tộc mà đang đi những chặng đường mới để xây dựng đất nước giàu mạnh, đến năm 2045 khi 100 năm ngày khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa.

Hai là; Thủ tướng Chính phủ - người đứng đầu Chính phủ, là cấp cao nhất của Chính phủ đã trực tiếp nghe, kiểm tra tình hình và gặp đối thoại với công nhân, trực tiếp đối thoại, trả lời trực tiếp cho công dân cả nước, là một chủ trương lớn, mà Đảng ta từ khi thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, mà Bộ Chính trị, Ban Chấp hành TW Đảng làm theo tâm tư, nguyện vọng người công nhân – LL luôn đi đầu trong đấu tranh CM, làm nên mọi thắng lợi của dân tộc Việt Nam, là bài học sáng giá mà Đảng ta đã đi từ nhân dân, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, trong đó có trên 10 triệu dân số là công nhân.

Ba là; Những bức xúc, lời muốn hỏi, được nghe Thủ tướng trả lời, về mặt tâm lý của người công nhân, với những cảnh tất bật giờ giấc làm ăn (kể cả tăng ca), đã & đang có nhiều khó khăn mà người CN không lường trước là hết sức cần thiết, như vấn đề lương, nhà ở, chỗ và điều kiện đi học cho con cái… hàng nghìn nỗi lo của người CN, mà người lãnh đạo cấp cao nhất của Chính phủ đã trả lời họ, là những điều rất có lợi, cả về mặt tâm lý của người lao động trên cả nước.

Bốn là; Những ảnh hưởng và tác dụng của cuộc đối thoại lần thứ 2 của người đứng đầu Chính phủ với CN cả nước, là bài học về sự lắng nghe và trả lời thẳng thắn, đầy trách nhiệm cao, có nhiều ý nghĩ về những vấn đề mà người CN cả nước hết sức quan tâm trong 10 nhóm vấn đề mà Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, đã ghi nhận, tổng hợp, trình lên Thủ tướng Chính phủ, để Thủ tướng trả lời. Cuộc đối thoại lần thứ 2 này, vừa tác động đến việc điều chỉnh các chủ trương, chính sách còn chưa sát hợp CN, các chế độ còn chưa phù hợp người CN, đây cũng là kênh thông tin hữu hiệu nhất, mà Thủ tướng Chính phủ đã trực tiếp nghe, và trả lời rõ, đúng trọng tâm, trọng điểm các nhóm vấn đề mà mỗi người CN đều cần và rất cần được biết, để họ yên tâm công tác.

Năm là: Đối thoại và đối thoại trực tiếp với người lao động không phải là vấn đề mới, song từ khi 2 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, việc lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội đã trực tiếp đối thoại trực tiếp với người lao động càng làm rõ hơn về lý tưởng của giai cấp CN và Đảng ta - tổ chức tiên tiến nhất trong giai cấp CN đã làm theo đúng di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, “Chúng ta không sợ sai lầm, chỉ sợ phạm sai lầm mà không quyết tâm sửa chữa. Muốn sửa chữa cho tốt thì phải sẵn sàng nghe quần chúng phê bình và thật thà tự phê bình. Không chịu nghe phê bình và không tự phê bình thì nhất định lạc hậu, thoái bộ. Lạc hậu và thoái bộ thì sẽ bị quần chúng bỏ rơi. Đó là kết quả tất nhiên của chủ nghĩa cá nhân”.

Thạc sĩ Phạm Bá Nhiễu

Thông tin viện

VIỆN NGHIÊN CỨU, ĐÀO TẠO, ỨNG DỤNG TÂM LÝ KINH DOANH VÀ GIÁO DỤC HỌC ĐƯỜNG
Địa chỉ: 235A Hoàng Sa, phường Tân Định, quận 1, Hồ Chí Minh
Mail: haidai5791@gmail.com
VIỆN TRƯỞNG: TS HOÀNG QUỐC ĐẠT0903 837 347
Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 21/GP - TTĐT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 14 tháng 3 năm 2022.

Chịu trách nhiệm
2022 © VIEN NGHIEN CUU, DAO TAO, UNG DUNG TAM LY KINH DOANH VA GIAO DUC HOC DUONG. Design by Nina.vn
Zalo
Hotline