Tại các buổi tiếp xúc cử tri, nhiều người đã chất vấn về việc chương trình giáo dục THPT cả nước sẽ đưa môn lịch sử thành môn không bắt buộc, hay tự chọn.
Ảnh: Học sinh THPT năm học 2021-2022 đang học môn lịch sử
Vậy, ta hãy nghe các nhà khoa học về lịch sử nhìn nhận về môn học này. Môn lịch sử (bao gồm cả Việt Nam và thế giới) đã hoàn chỉnh và có hệ thống, được dạy ở giai đoạn THCS. Nếu sắp tới, lịch sử trở thành môn “lựa chọn bắt buộc” ở cấp THPT, nghĩa là tổ hợp nào cũng có môn này thì nó sẽ trở thành môn học bắt buộc dưới một tên gọi “lắt léo” khác. Việc dạy học bắt buộc là đại trà nên không thể “bê nguyên” chương trình của môn học lựa chọn theo hướng phân hóa sâu sang dạy cho tất cả học sinh (HS) được.
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã được phê duyệt và đang được coi là “pháp lệnh” trong tổ chức dạy học, ở cấp THPT nêu rõ: “Môn lịch sử chú trọng đến các chủ đề và chuyên đề học tập về các lĩnh vực của sử học, như: lịch sử chính trị, lịch sử kinh tế, lịch sử văn minh, lịch sử văn hóa, lịch sử quân sự và lịch sử xã hội, sự tương tác và hội nhập của Việt Nam vào khu vực và thế giới. Các chủ đề lịch sử ở cấp THPT sẽ chuyên sâu và khó hơn, không thể dạy đại trà. Nếu ép học sinh sẽ gây phản tác dụng và tạo ra hậu quả còn nặng nề hơn giai đoạn trước” - PGS Vũ Quang Hiển Khoa Lịch sử, Trường Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội) một nhà giáo từng dạy môn Lịch sử trên 30 năm tại Môn lịch sử cho ý kiến.
GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông 2018, cũng chỉ ra rằng khi học xong cấp THCS, HS đã hoàn thành toàn bộ nội dung giáo dục cơ bản, trong đó có nội dung giáo dục lịch sử, có đủ điều kiện cơ bản để phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi. Ở cấp THPT, chương trình môn lịch sử là chương trình chuyên sâu, giúp những HS có định hướng học các ngành khoa học xã hội và nhân văn tiếp cận nghề nghiệp tương lai.
PGS Vũ Quang Hiển, Khoa Lịch sử, Trường Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội, phát biểu: “Mỗi giai đoạn của chương trình mới có mục tiêu riêng, hướng đến các nhóm HS có tố chất, khả năng khác nhau. Các chủ đề lịch sử ở cấp THPT sẽ chuyên sâu và khó hơn, không thể dạy đại trà. Nếu ép HS sẽ gây phản tác dụng và tạo ra hậu quả còn nặng nề hơn giai đoạn trước”.
GS Vũ Minh Giang, Phó chủ tịch Hội Khoa học lịch sử VN, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo (ĐH Quốc gia Hà Nội), đồng thời cũng đang tham gia biên soạn SGK môn lịch sử theo chương trình giáo dục phổ thông mới, cho rằng: cái gọi là “lựa chọn” thì phải hiểu rằng ở THPT, HS bắt đầu định hướng nghề nghiệp cho mình. Lúc đó hướng vào đại học gồm những lĩnh vực thiên về xã hội nhân văn thì họ sẽ chọn khối liên quan đến xã hội nhân văn, trong đó có lịch sử. Bởi vì chương trình lịch sử ở THPT đã thiên về các chuyên đề, sâu hơn là thông sử. Nó không phải là những kiến thức cơ bản nữa mà bắt đầu kiến thức chuyên sâu. Cũng giống như những môn lý, hóa, lúc đó HS bắt đầu đi sâu vào lĩnh vực của khoa học tự nhiên, mà bỏ đi các yếu tố căn bản của vấn đề.
Trong khi đó, Theo đó, Bộ GD-ĐT xây dựng và ban hành Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Ở giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (từ lớp 10 đến lớp 12), HS bắt buộc phải học 5 môn học lựa chọn trong 3 nhóm môn học (nhóm khoa học xã hội gồm 3 môn học: lịch sử, địa lý, giáo dục kinh tế và pháp luật; nhóm khoa học tự nhiên gồm 3 môn học: vật lý, hóa học, sinh học; nhóm công nghệ và nghệ thuật gồm 4 môn học: tin học, công nghệ, âm nhạc, mỹ thuật), trong đó, mỗi nhóm phải chọn ít nhất 1 môn học bắt buộc hay là tự chọn, chứ không nên để tình trạng như Bộ GD-ĐT đưa ra hiện nay.
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 do Bộ GD-ĐT đưa ra quy định: “Các trường có thể xây dựng các tổ hợp môn học từ 3 nhóm môn học và chuyên đề học tập nói trên để vừa đáp ứng nhu cầu của người học vừa bảo đảm phù hợp với điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường”.
GS Lê Anh Vinh, Viện trưởng Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, cũng cho rằng: “Một chương trình cố định với quá nhiều các môn học bắt buộc đã không còn phù hợp và thậm chí là quá tải với đa số HS trong một trường trung học. Thay vào đó, các hoạt động giáo dục trong nhà trường phải trở nên đa dạng và linh hoạt nhất có thể để đáp ứng nhu cầu học tập của đông đảo cá nhân HS”.
Như vậy, qua ý kiến các nhà khoa học từng dạy Lịch sử nhiều năm liền, ta có thể thấy vì sao khi Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tiếp xúc cử tri, thì mọi cử tri đều quan tâm và cho đó thành điều mà Đảng, Nhà nước không nên để trống. Môn lịch sử và HS nhìn nhận về môn Lịch sử là một vấn đề hệ trọng. Điều này, hẵn người đứng đầu của Bộ GD-ĐT sẽ càng thấy không thể là điều không quan trọng của nước nhà.
Phạm Sông La