Hiện nay trên mọi mặt của đời số học sinh khi con em ta đang ở lớp 12, thì tình hình tâm sinh lý các em căng thẳng là điều rất dễ hiểu. Nếu với tình trạng này, cha mẹ các em khi đang học ở lớp 12, biết được gánh nặng lo lắng này, chú ý chăm sóc, khuyên bảo thì học sinh đó dễ tiếp nhận những ảnh hưởng đang đến, còn các em có sức học không được “bằng anh, bằng chị”… thì lấy làm điều lo lắng, có khi kéo dài 1-2 tháng nay, vì ngày thi chỉ còn lại chưa đầy 2 tháng (ngày thi tốt nghiệp THPT đã quy định là 7,8-7-2022).
Tham vấn về tâm lý cho học sinh lứa tuổi thanh, thiếu niên hiện tại
Đã không ít học sinh bị áp lực và rơi vào khủng hoảng tâm lý
Tại TPHCM, cũng như nhiều tỉnh, thành phố, nhiều tháng nay, do ảnh hưởng của COVID-19, cùng với việc học trực tuyến đã kéo dài, nên khi quay trở lại trường, học sinh lại bước vào kỳ thi cuối năm và các kỳ thi tốt nghiệp THPT và kỳ thi chuyển cấp quan trọng… điều này đã khiến không ít học sinh bị áp lực và rơi vào khủng hoảng tâm lý, khá nặng nề cho các em, hay nói theo nôm na là sự lo lắng thái quá, làm các em dễ “khủng hoảng” tinh thần.
TS. Nguyễn Thanh Sơn, Phó Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục TP. Hà Nội thì cho rằng, diễn biến áp lực tâm, sinh lý sau dịch COVID-19 chỉ là nhất thời, vấn đề là chúng ta nhìn nhận, phát hiện và giải quyết áp lực cho các em ra sao, là vấn đề cơ bản để các em thoát khỏi tình trạng áp lực dồn dập từ nhiều phía. TS. Nguyễn Thanh Sơn đã chỉ ra nhiều áp lực mà các em gặp phải trong cuộc sống để tránh áp lực dồn dập từ nhiều phía.
- Đầu tiên và lớn nhất đó chính là áp lực từ gia đình. Hầu như khi các em sắp rời ghế nhà trường, là cha mẹ thì ai cũng mong con em mình giỏi giang nhưng các em đừng oán thán bố mẹ bởi đó là một mong ước rất chính đáng, của đấng sinh thành. Chỉ có điều, mong muốn đó vô hình trung đã tạo áp lực cho các con vì bố mẹ hiện nay không hiểu hết con mình. Bất kỳ mong muốn nào cũng phải xuất phát từ năng lực thực tế về việc học tập của các cháu qua 12 năm, mà năm nay là hái quả.
- Áp lực thứ hai là từ phía nhà trường. Nhà trường nào cũng đều có nội qua, quy chuẩn của trường mình và mọi ngôi trường đều đòi hỏi học sinh phải đem về những đỉnh cao cho trường mình, đó cũng là điều rất bình thường. Các em phải tự mình điều chỉnh mình để phù hợp với yêu cầu của nhà trường.
- Một áp lực khá “đè” nặng lên tâm hồn các en, là áp lực từ cuộc sống xã hội & từ phía nhà trường. Các em hiện nay được tiếp cận với quá nhiều luồng thông tin trong một ngày,nhất là các em thích am hiểu, tìm tời trên mạng Internet khi mỗi giờ thường có nhiều thú vui như trò chơi công nghệ mà đôi khi cái tốt thì ít phát huy, còn những cái xấu thì rất dễ lôi kéo hơn những cái tốt. Mình thắng được mình là điều không dễ dàng. Một phụ huynh tại Quận 12 TPHCM khi tiếp cận với quá nhiều luồng thông tin xấu trong một ngày, đã dẫn tới những buồn chán với gia đình, bạn bè.
- Cuối cùng chính là áp lực từ chính các em. Ngày xưa vượt khó vươn lên để thành công nhưng hiện tại xã hội đời sống đã rất cao và sẽ có một bộ phận phải “vượt khổ”, “vượt sướng” để thành công, mà điều đó sẽ khó hơn vượt khó rất nhiều vì những em khi sướng quá sẽ không còn động lực để phấn đấu. Yếu tố chiến thắng được chính mình sẽ càng khó hơn trong bão táp cứ gây áp lực đang “đè nặng” lên các em.
Cảm thông và giúp các em giải quyết áp lực, trường học cần có phòng tư vấn tâm lý học đường
Đối với học sinh lớp 12 hiện nay, TS. Nguyễn Thanh Sơn đưa ra lời khuyên: Các em phải bình tĩnh, nhìn nhận vấn đề đầy đủ xem mình đang bị áp lực từ phía nào và tìm hướng giải quyết. Nếu áp lực từ phía phụ huynh thì phải mạnh dạn nói chuyện, trình bày ý muốn nguyện vọng với bố mẹ để bố mẹ căn chỉnh cho phù hợp. Trong cuộc sống sẽ không ai thương mình bằng bố mẹ mình đâu, luôn tin tưởng, yêu thương với các con vô điều kiện.
Nếu là áp lực từ phía nhà trường thì hãy chọn thầy cô nào mà mình thấy gần gũi nhất của từng em, để mạnh dạn tâm sự, chia sẻ những suy nghĩ của mình và các thầy cô sẽ có hướng căn chỉnh, hướng ta đến điều tốt đẹp hơn.
PGS.TS. Trần Thành Nam - Trưởng khoa Các khoa học giáo dục, Trường ĐH Giáo dục thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết, hiện nay, vấn đề tự tử ở trẻ em và thanh thiếu niên (trong đó có học sinh THPT) ngày càng gia tăng ở mức báo động, nhất là những năm gần đây, khi tình trạng học sinh “nghiện” điện thoại thông minh ngày càng gia tăng.
PGS.TS. Trần Thành Nam cho biết, Mỗi năm trên thế giới có khoảng 41.000 người tự tử, cứ 40 giây lại có một người chết do tự tử. Năm 2004, tự tử là nguyên nhân thứ 3 gây tử vong cho trẻ em và thanh thiếu niên, nhưng từ năm 2014 đến nay, tự tử đã trở thành nguyên nhân thứ hai gây ra tình trạng trên, chỉ sau tai nạn giao thong - đây là vấn đề hết sức báo động trong thanh thiếu niên, kể cả số đang học những lớp cuối cấp THPT.
Tại Việt Nam, thực trạng tự tử ngày càng trẻ hóa và có dấu hiệu gia tăng, lại là điều rất đáng nguy. Năm 2019 số tự tử trong thanh thiếu niên tại Việt Nam đã chiếm 7,5% dân số. Tuy nhiên trên thực tế, con số này có thể nhiều hơn so với số liệu thống kê mà ta nắm được.
“Một điều đáng lo ngại là, trong số các vụ tự tử thành công ở thanh thiếu niên, hành vi bắt chước từ các vụ tự tử trước đó đã chiếm 11%” - PGS.TS Trần Thành Nam nhấn mạnh.
Theo PGS.TS Trần Thành Nam, cho biết, ở các trường học có phòng tư vấn tâm lý học đường, nhưng gặp khó khăn do không có biên chế và rất khó tuyển dụng vị trí này. Giáo viên tư vấn đa số là kiêm nhiệm, người làm công tác tư vấn nhưng không tạo cho các em sự tin tưởng, am hiểu để bộc bạch, và tin yêu bạn bè, tin yêu chính mình.
Còn các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tinh thần quốc gia, hiện nay tại 2 trung tâm lớn là Hà Nội và TPHCM, các bệnh viện tâm thần cũng chưa đủ nguồn lực đáp ứng cho cộng đồng, nhất là lứa tuổi học sinh THPT, sinh viên các trường Đại học. Tại TPHCM Bệnh viên Tâm thần và các khoa có điều trị Bệnh tâm thần, còn khá eo hẹp, trong khi chúng ta có nhiều kỳ thị đối với dịch vụ này khiến cho các em đang tổn thương sức khỏe, thì ngày càng tinh thần không muốn tìm đến để được giúp đỡ, hướng dẫn. Đó là một điều mà các trung tâm tâm lý học học đường cần hướng đến, để vừa là “bà đỡ” giúp đỡ các em, vừa là lối ra giúp các em tự tin, trong khi căng thẳng tinh thần.
Cá biệt, nhiều em do căng thẳng, hay tìm đến xem những Clip về miêu tả học sinh tự tử. Nhiều phụ huynh khi biết con em mình đã xem Clip các nam & nữ sinh tự tử cũng như đã đọc bức thư mà các nam sinh, hay nữ sinh này để lại, thì dễ thấy lo ngại cho con mình.
ThS. Trần Đăng Hưng - người đã có hơn 10 năm kinh nghiệm tham vấn tâm lý cho trẻ em và các bậc phụ huynh tại TP Hà Nội cho hay, các bậc phụ huynh tuyệt đối không nên làm quá, hoặc đưa ra những nhận xét quy chụp dựa trên quan điểm/lời khuyên cá nhân, có thể gây tác dụng ngược khiến cho các em học sinh không những không thể giải tỏa những bức xúc mà còn tăng thêm sự mệt mỏi, áp lực, kể cả tìm đến những Clip không hay.
Nếu các phụ huynh biết những trường hợp đáng tiếc vừa xảy ra, phụ huynh và các em học sinh cần có một thái độ đúng mực với sự việc này, khi xẩy ra. Nếu có cơ hội, phụ huynh có thể nói chuyện nhẹ nhàng với con em mình, trao cơ hội cho con em mình chia sẻ những quan điểm, suy nghĩ và cảm xúc của các em đối với sự việc, có thể các em cũng đưa ra những bình luận đáng suy nghĩ.
Theo ThS. Trần Đăng Hưng, các học sinh luôn có những suy nghĩ, cách nhìn, quan điểm cá nhân rõ ràng trước những vấn đề xã hội. Việc phụ huynh nếu được các em tin tưởng, sẵn sàng lắng nghe, chia sẻ và thảo luận cùng các em với thái độ tôn trọng và thiện chí sẽ giúp ích rất nhiều cho các em trong việc điều chỉnh những suy nghĩ, cảm xúc cho phù hợp thay vì tiếp nhận một cách tiêu cực hay hoang mang, làm càng em dễ rơi vào khoảng trống nguy hiểm, mà không phụ huynh nào muốn có, hay muốn con em mình rơi vào tình huống này.
Vì vậy, nhiều nhà tâm lý cho rằng, các trung tâm tâm lý học học đường trong hệ THPT tại các TP lớn cần phân cấp hệ thống chăm sóc sức khỏe tinh thần cho trẻ em, cho thanh thiếu niên (nhất là lớp cuối cấp 9 và 12), dựa trên các bằng chứng khoa học, trên thế giới đưa ra hệ thống này theo tầng, theo thang bậc để dễ giúp người có ý định tự tử. “Truyền thông đưa tin về tự tử càng có tính chi tiết, rộng rãi, người tự tử càng nổi tiếng, có sức ảnh hưởng xã hội càng làm gia tăng số vụ tự tử do bắt chước trong tương lai” - PGS.TS. Trần Thành Nam nhấn mạnh thêm.
Tóm lại, để tránh cho các em, nhất là lớp cuối cấp của THPT sắp bước vào kỳ thi tốt nghiệp, thi Đại học, Cao đẵng… thì từ nhà trường, gia đình và xã hội đều phải gắn chặt với nhau để tìm ra những hiệu ứng tốt hơn, nhằm vừa giúp các em vững tin vào kết quả thi cử, vừa tạo ra sự lành mạnh, trên bước đường phấn đấu 12 năm “đèn sách” - một chặng đường dài đầu tiên để cho các em vững bước vào đời.
Thạc sĩ Phạm Sông La