Tăng cường giáo dục xây dựng gia đình hạnh phúc là cơ sở để nâng cao chất lượng giáo dục học đường hiện nay (Bài 3)

Kinh doanh giáo dục
091 3815 684 - 0903837347
Tăng cường giáo dục xây dựng gia đình hạnh phúc là cơ sở để nâng cao chất lượng giáo dục học đường hiện nay (Bài 3)
Ngày đăng: 30/05/2022 07:39 AM

Bài 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc

Việc chủ động hội nhập quốc tế của nước ta, cùng với sự nghiệp đổi mới toàn diện về phát triển kinh tế - xã hội cũng diễn ra quá trình đổi mới mạnh mẽ hệ thống giá trị; trong đó có hệ thống giá trị gia đình.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Mặc dù, những giá trị truyền thống gia đình Việt Nam được bảo tồn và phát huy, như tình yêu trong sáng , hôn nhân lành mạnh ; lòng chung thủy, nghĩa vợ chồng; trách nhiệm và sự hy sinh vô hạn của cha mẹ cho con cái, con cái hiếu thảo  với cha mẹ, kính trọng ông bà, biết ơn tổ tiên; anh em họ hàng dòng tộc biết đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau; các thành viên đề cao lợi ích chung, luôn giáo dục lòng tự hào truyền thống của gia đình, dòng họ quê hương. Trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế đã tác động không nhỏ đến truyền thống giáo dục gia đình, nhất là những mặt trái mặt tiêu cực như: Sự phai nhòa tình cảm của gia đình, sự gắn bó các thành viên trong gia đình trở nên lỏng lẻo, các thiết chế xã hội từng bước thay đổi vai trò của gia đình trong giáo dục, chăm sóc trẻ. Đó là sự thay đổi tạo “khoảng trống” trong việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ giai đoạn chuyển đổi hiện nay. Điều đó để lại nhiều dấu ấn khuyết tật nhân cách gốc của thế hệ trẻ tương lai.

Để tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục và xây dựng gia đình Việt Nam hạnh phúc và phát triển bền vững, cần thực hiện tốt một số giải pháp cụ thể đối với giáo dục gia đình như sau:

Thứ nhất, cần tăng cường thông tin, tuyên truyền trong toàn Đảng, toàn quân, toàn dân để nâng cao nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò, tầm quan trọng trong giáo dục gia đình gắn bó với giáo dục nhà trường xã hội. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủi nghĩa xã hội. Đảng ta đã chỉ rõ: “Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi thân yêu nuôi dưỡng đời người, là môi trường quan trọng giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách …”. Do vậy, mọi chính sách của Đảng. Nhà nước không ngừng tăng cường giáo dục gia đình nhằm xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, bình đẵng, hòa thuận, tiến bộ; nâng cao ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ của gia đình đối với xã hội, coi gia đình như một nhân tố vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển trên mọi lĩnh vực.

Thứ hai, nâng cao vai trò trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, các tổ chức đoàn thể với mọi công dân, mọi thành viên trong gia đình trong việc thực hiện chiến lược xây dựng và phát triển gia đình đến năm 2020 và tầm nhìn năm 2030. Thực hiện tốt Luật Hôn nhân và Gia đình, quyền trẻ em và bình đẳng giới. Theo đó, vận động sâu rộng Ngày gia đình Việt Nam 28/06 trở thàng ngày hội của gia đình trong năm để mỗi con người đều hướng về cội nguồn, về những người thân yêu luôn vun đắp trong gia đình, dòng họ, quê hương những tình cảm yêu thương và thiêng liêng nhất.

Thứ ba, đổi mới nội dung, phương thức giáo dục và xây dựng gia đình hạnh phúc trước yêu cầu của sự phát triển khoa học công nghệ, gắn với thực hiện Nghị quyết trung ương 8 – Khóa IX của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, trong đó Nghị quyết khẳng định: “Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc có hiệu quả…”. Để thực hiện tốt Nghị quyết của Đảng trong giáo dục nói chung và giáo dục gia đình nói riêng, thì việc giáo dục gia đình hướng tới mục đích tổng quát, còn giáo dục nhà trường chủ yếu nhằm trang bị kiến thức ở các lĩnh vực nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội. Do đó, giáo dục nhà trường và xã hội chính là sự tiếp tục, bổ sung cho giáo dục gia đình nhằm giúp con người phát triển toàn diện. Trong thư gửi giáo viên, học sinh, cán bộ thanh niên và nhi đồng Bác Hồ viết: “Tôi cũng mong gia đình liên lạc chặt chẽ với nhà trường, giúp đỡ nhà trường giáo dục và khuyến khích các em chăm chỉ học tập, sinh hoạt lành mạnh và hăng hái giúp ích nhân dân”.

Thứ tư, chính quyền và đoàn thể chính trị các cấp, cần có giải pháp, chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện phát triển kinh tế hộ, nhất là những gia đình khó khăn cần tạo việc làm, tăng thu nhập, cụ thể là việc làm, nhằm từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho gia đình nông thôn nghèo, diện chính sách , vùng sâu, vùng xa; đồng bào dân tộc vùng cao. Đây là sự đòi hỏi cấp thiết đổi với các gia đình này trong tình hình hiện nay

Thứ năm, cần xây dựng cơ chế mối quan hệ gắn bó khắn khít giữa gia đình,

nhà trường và các tổ chức xã hội để có chính sách thống nhất trong giáo dục nhằm tạo sự đồng thuận trong thực hiện mục tiêu giáo dục trẻ nói chung và giáo dục các thành viên trong gia đình nói riêng. Đồng thời, xây dựng môi trường văn hóa – xã hội lành mạnh. Kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện suy thoái về đạo đức lối sống, những tệ nạn xã hội, tham nhũng, lãng phí, lối sống cá nhân, cơ hội, thực dụng v. v …. trong đó, có giải pháp hỗ trợ các bậc cha mẹ để họ có phương pháp , biện pháp , nội dung giáo dục gia đình phù hợp với sự thay đổi những giá trị của gia đình trong bối cảnh hiện nay và trong thời gian tới.

Như vậy, vấn đề gia đình và xây dựng giáo dục gia đình ấm no, hạnh phúc  là vấn đề cơ bản rất quan trọng trong chiến lược phát triển gia đình Việt Nam. Việc nhận thức về giáo dục gia đình hiện nay và đề xuất chính sách, giải pháp giáo dục gia đình trong thời gian tới là góp phần giải quyết tốt các vấn đề xã hội, là cơ sở, điều kiện để mỗi gia đình “là tế bào vững chắc”, “là tổ ấm” thực sự của mọi thành viên là tiến đề để xây dựng gia đình ấm no hạnh phúc, là nguồn lực cơ bản, nền tảng trong sự nghiệp đổi mới và phát triển của đất nước.

TS. Hoàng Quốc Đạt

Viện trưởng Viện Nghiên cứu, Đào tạo, Ứng dụng Tâm lý Kinh doanh và Giáo dục Học đường

 

Tài liệu tham khảo:

(1)Trích Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XII của Đảng;

(2)Trích Cương lĩnh Xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội – năm 2011;

(3)Nghị quyết Trung ương 8 – Khóa IX

(4)Hồ Chí Minh toàn tập, tập 10, tr.186, tr.427;

Thông tin viện

VIỆN NGHIÊN CỨU, ĐÀO TẠO, ỨNG DỤNG TÂM LÝ KINH DOANH VÀ GIÁO DỤC HỌC ĐƯỜNG
Địa chỉ: 235A Hoàng Sa, phường Tân Định, quận 1, Hồ Chí Minh
Mail: haidai5791@gmail.com
VIỆN TRƯỞNG: TS HOÀNG QUỐC ĐẠT0903 837 347
Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 21/GP - TTĐT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 14 tháng 3 năm 2022.

Chịu trách nhiệm
2022 © VIEN NGHIEN CUU, DAO TAO, UNG DUNG TAM LY KINH DOANH VA GIAO DUC HOC DUONG. Design by Nina.vn
Zalo
Hotline