Tăng cường giáo dục xây dựng gia đình hạnh phúc là cơ sở để nâng cao chất lượng giáo dục học đường hiện nay (Bài 2)

Kinh doanh giáo dục
091 3815 684 - 0903837347
Tăng cường giáo dục xây dựng gia đình hạnh phúc là cơ sở để nâng cao chất lượng giáo dục học đường hiện nay (Bài 2)
Ngày đăng: 29/05/2022 02:05 PM

Bài 2: Thực trạng giáo dục gia đình hạnh phúc hiện nay

Trước yêu cầu đổi mới và chủ động hội nhập quốc tế, cùng với quá trình thực hiện đô thị hóa, và tác động kinh tế thị trường với xã hội hóa trên tất cả các lĩnh vực đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội…Đã tác động mạnh mẽ, sâu sắc và toàn diện đến mọi hoạt động đời sống vật chất, tinh thần của gia đình. Đó là sự tác động vừa có mặt tích cực, vừa có mặt tiêu cực và thách thức mới đặt ra trong việc xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc. Vì vậy, bên cạnh những mặt tích cực của quá trình đổi mới nói chung, cũng xuất hiện những hạn chế, những thách thức đối với một bộ phận gia đình nói riêng.

Gia đình hạnh phúc luôn là mong muốn của nhiều người. Ảnh minh họa

Thực trạng và hạn chế của các mô hình gia đình theo nếp truyền thống: cha mẹ áp đặt các nội dung, phương thức giáo dục bắt buộc đối với các thành viên trong gia đình bằng kinh nghiệm lặp đi lặp lại, và tạo yếu tố tiêu cực, nhất là đối với sự phát triển của giới trẻ. Theo đó, mô hình giáo dục gia đình dễ dãi, nuông chiều là buông lỏng sự kiểm soát hành vi con cái, các thành viên trong gia đình, và đề cao lòng yêu thương con cái nhiều hơn. Đã dẫn tới sự tự do, thiếu chín chắn cửa giới trẻ, sự nông nỗi, thiếu tự chủ, thiếu kiểm soát v.v… điều đó, sẽ xuất hiện bạo lực và tệ nạn của trẻ trong các gia đình này tăng lên. Đồng thời mô hình giáo dục gia đình thờ ơ, không quan tâm và phó mặc cho nhà trường và xã hội, ít quan tâm nhu cầu của trẻ và các thành viên trong gia đình. Theo đó, tình yêu thương đối với các thành viên của gia đình cũng giảm sút, vì vậy, gia đình không biết sự rối nhiễu về tình cảm và bất ổn về tâm lý của giới trẻ, dẫn đến thiếu kiểm soát, định hướng và dễ dãi trong hành vi và dẫn đến hành động vi phạm pháp luật của trẻ.

Thực tế hiện nay, trong bối cảnh kinh tế thị trường, chúng ta đang chứng kiến sự bất ổn của một bộ phận các gia đình, do thiếu vắng sự chăm sóc, giáo dục của các bậc cha mẹ đối với con cái, dù họ vẫn sống cùng nhà với các con, cả đối với những người đang vật lộn mưu sinh, cũng như các gia đình khá giả khác. Vẫn còn không ít, một tỷ lệ không nhỏ người cha, người mẹ không dành thời gian để chăm sóc con cái. Điều đó dẫn tới những hậu quả tiêu cực, cả về mối quan hệ, cả tình cảm của cha mẹ, và tăng nguy cơ lệch chuẩn trong cuộc sống đối với con cái. Không ít những trẻ em thuộc diện khó khăn, cha mẹ không có điều kiện, thiếu quan tâm, nên các em đã bỏ học, rơi vào vòng xoáy của tệ nạn xã hội, gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Hạnh phúc của gia đình sống trong cơ chế kinh tế thị trường, các nhu cầu lợi ích vật chất và tinh thần trong từng thành viên của gia đình đã xuất hiện những xung đột do tác động các mâu thuẫn, dẫn đến bạo lực gia đình đã xuất hiện ở một bộ phận lao động ở các tầng lớp gia đình khác nhau. Mâu thuẫn và bạo lực gia đình có xu hướng do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Qua khảo sát thực tế về giáo dục xây dựng gia đình hạnh phúc cho thấy: Việc làm và thu nhập là vấn đề sống còn của gia đình, do đó cha mẹ bận rộn không chăm sóc được con cái, nhất là bộ phận gia đình nông thôn, nông dân vùng khó khăn, những gia đình nghèo ở thành thị không đủ điều kiện cho con ăn học đầy đủ. Mặt khác, do nhận thức và trình độ hiểu biết về giáo dục của cha mẹ còn hạn chế, nên không đầu tư giáo dục cho con cái, chủ yếu trông chờ vào nhà trường và xã hội v.v….

Những thách thức và bất cập đối với việc giáo dục xây dựng gia đình hạnh phúc nêu trên, do những nguyên nhân chủ quan và khách quan.

Về nguyên nhân chủ quan:

Do các gia đình ở các vùng miền, các dân tộc các tôn giáo nhận thức chưa đầy đủ vai trò của gia đình đối với nhà trường xã hội có mối quan hệ chặt chẽ với các thiết chế khác trong hệ thống xã hội tổng thể. Sự vững mạnh, hay bất cập của gia đình sẽ có tác động lớn đối với việc xây dựng gia đình ấm no hạnh phúc nói riêng và quản lý xã hội nói chung.

Trách nhiệm của gia đình và xã hội trong việc giáo dục gia đình chưa được coi trọng ở không ít gia đình, bản thân những người làm cha, làm mẹ chưa thật sự là tấm gương mẫu mực để các con học tập và nôi theo.

Sự quan tâm lãnh đạo của Đảng và Nhà nước trong việc xây dựng hành lang pháp lý để tạo tiền đề cho các hoạt động xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc; việc triển khai thực thi các chính sách gia đình vần còn nhiều hạn chế và bất cập. Nhiều văn bản pháp luật và chính sách giáo dục xây dựng gia đình hạnh phúc chưa được nhận thức và tiển khai đầy đủ.

Cơ chế phối hợp triển khai thực hiện chính sách gia đình chưa đồng bộ. Đội ngũ cán bộ chuyên trách về công tác gia đình và giáo dục gia đình ở cơ sở còn thiếu kỹ năng tư vấn, thẳm vấn tâm lý giáo dục v.v….

Về nguyên nhân khách quan:

Do tác động của cuộc cách mạng khoa học – Kỹ thuật, công nghệ, tạo ra sự thay đổi xã hội, giữa cái mới và cái cũ của một bộ phận các gia đình thường có sự bất đồng giữa ông bà, cha mẹ với con cái đã thay đổi quá xa và xu hướng tự do hơn. Sự xung khắc giữa bố mẹ và con cái, giữa cái cũ và cái mới thường diễn ra. Cái tốt đẹp của gia đình truyền thống gắn với mọi thành viên trong gia đình phải có trách nhiệm, nghĩa vụ với nhau lại mâu thuẫn với kiểu gia đình hiện đại.

Nhu cầu hưởng thụ trong các thành viên gia đình tăng lên, nhu cầu kiếm tiền của con cái, đã không cần sự hỗ trợ của cha mẹ, ít phụ thuộc vào gia đình, làm cho quyền uy của cha mẹ giảm đi. Tới sự bất hòa, cha mẹ thuyết phục con cái không tuân theo.

Sự phát triển của kinh tế thị trường và khoa học công nghệ, kéo theo những mặt trái của nó như cạnh tranh khốc liệt, phân hóa giàu nghèo, tình trạng thất nghiệp, kéo theo mất ổn định trong đời sống của gia đình. Tệ nạn xã hội theo đó cũng gia tăng. Đồng thời, hệ thống các trang mạng, các facebook, blog, internet cũng phát triễn, phim ảnh bạo lực, văn hóa phẩm độc hại đã tác động tiêu cực rất lớn đến giáo dục truyền thống gia đình của thanh thiếu niên, dẫn đến sự hư hỏng, phạm tội của lớp trẻ này.

Từ những nguyên nhân chủ quan và khách quan nêu trên thì việc thực hiện giáo dục gia đình ấm no hạnh phúc, với phương thức xây dựng cơ chế, giải pháp nâng cao hiệu quả về cuộc sống vật chất và tinh thần của mỗi gia đình là yêu cầu khách quan.

TS. Hoàng Quốc Đạt

Viện trưởng Viện Nghiên cứu, Đào tạo, Ứng dụng Tâm lý Kinh doanh và Giáo dục Học đường

Đón xem bài 3: "Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc trong thời gian tới ". Đăng ngày 30/5/2022

 

Thông tin viện

VIỆN NGHIÊN CỨU, ĐÀO TẠO, ỨNG DỤNG TÂM LÝ KINH DOANH VÀ GIÁO DỤC HỌC ĐƯỜNG
Địa chỉ: 235A Hoàng Sa, phường Tân Định, quận 1, Hồ Chí Minh
Mail: haidai5791@gmail.com
VIỆN TRƯỞNG: TS HOÀNG QUỐC ĐẠT0903 837 347
Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 21/GP - TTĐT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 14 tháng 3 năm 2022.

Chịu trách nhiệm
2022 © VIEN NGHIEN CUU, DAO TAO, UNG DUNG TAM LY KINH DOANH VA GIAO DUC HOC DUONG. Design by Nina.vn
Zalo
Hotline