Bài 1: Vấn đề gia đình và giáo dục gia đình hạnh phúc hiện nay
Như chúng ta biết, gia đình là một đơn vị gồm những người sống chung có quan hệ gắn bó với nhau bằng mối liên hệ hôn nhân và huyết thống gồm các thế hệ trong một gia đình . Vì vậy, gia đình là tế bào là bộ phận của xã hội, có vai trò rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội. Trong lịch sử phát triển của gia đình, mối quan hệ giữa cá nhân, gia đình và xã hội đả có các hình thức phát triển từ thấp đến cáo, được quy định bởi những điều kiện chính trị, kinh tế - xã hội cụ thể.
Ảnh minh họa. Ảnh: Báo GD
Xuất phát từ vị thế, vai trò quan trọng của gia đình đối với xã hội, qua mỗi giai đoạn lịch sử chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội, gia đình đều có những chức năng như: thứ nhất, tái sản xuất ra nguồn lao động mới cho gia đình và xã hội. Đây là cơ sở phát triển nguồn nhân lực cơ bản phục vụ yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Thứ hai, tổ chức đời sống gia đình, đảm bào về cơ sở vật chất và tinh thần của gia đình không ngừng phát triển. Thứ ba, nuôi dạy, giáo dưỡng thế hệ trẻ, giáo dục các thành viên trong gia đình vừa là tình cảm thiêng liêng, vừa là nghĩa vụ trách nhiệm nhằm hướng tới sự tiến bộ của gia đình gắn liền với những bước phát triển trong quá trình đổi mới của đất nước.
Quá trình phát triển của mỗi gia đình, đã được Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm việc phát huy vị trí, vai trò của gia đình Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới của đất nước. Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng đã chỉ rõ: “Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi thân yêu nuôi dưỡng cả đời người, là môi trường quan trọng trong giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách” … “Thực hiện chiến lược phát triển gia đình Việt Nam; phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp, xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh;… xây dựng con người về đạo đức, nhân cách,lối sống, trí tuệ và năng lực làm việc”(1) đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đổi mới đất nước.
Để cụ thể hóa đường lối, quan điểm của Đảng, Nhà nước ta đã ban hành nhiều bộ luật đề cập đến vị trí, vai trò rất quan trọng của gia đình như: Bộ luật dân sự. Luật hôn nhân và gia đình, Luật bình đẳng giới; Luật phòng, chống bạo lực gia đình; Luật người cao tuổi, …Theo đó, Chính phủ đã ban hành chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030, và ngày 28/06 hằng năm đã trở thành Ngày Gia đình Việt Nam.
Ngày Gia đình Việt Nam đã trở thành ngày truyền thống đối với mỗi cá nhân, gia đình ở trong nước và nước ngoài, là ngày hội nhắc nhỡ mỗi người, mỗi thành viên trong gia đình luôn biết quan tâm, chia sẻ và yêu thương chăm sóc cho nhau, hiểu và phát huy trách nhiệm của mình trong công việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ quan trọng của gia đình. Đặt biệt, chức năng giáo dục trong gia đình về quan hệ ứng xử cha mẹ, ông bà, cháu; giáo dục truyền thống dòng họ, dòng tộc; những giá trị văn hóa “chân, thiện, mỹ”, truyền thống hào hùng, tốt đẹp của dân tộc ta.
Có thể khẳng định, gia đình Việt Nam từ khi có Đảng lãnh đạo qua các thời kỳ kháng chiến chống quân xâm lược, đến thời kỳ đổi mới và xây dựng đất nước, thì việc giáo dục gia đình hạnh phúc thực sự là nhu cầu cấp thiết. Đó là quá trình giáo dục theo phương châm: tác động một cách kiên trì, thường xuyên, tổng thể và sâu sắc của gia đình đối với sự hình thành và phát triển của mỗi thành viên. Qua đó, thái dộ, lối sống, cách ửng xử, hành vi đạo đức, tính cách, năng lực, công việc, sự nghiệp, tấm gương sáng, … của cha mẹ, ông bà để lại dấu ấn sâu sắc đối với con cháu trong mỗi gia đình. Đó chính là thành lũy kiên cố để bảo vệ, giúp đỡ con em duy trì và phát huy giá trị chân, thiện, mỹ từ truyền thống tốt đẹp của dân tộc và khơi dậy ý tưởng sáng tạo, hình thành lối sống lành mạnh, trở thành con người tốt cho xã hội.
Kinh nghiệm cho thấy giáo dục gia đình hạnh phúc chủ yếu được thực hiện bằng tình cảm, đó là cách giáo dục trực tiếp và toàn diện, vừa cụ thể mang tính cá biệt cao. Toàn diện là giáo dục gia đình hướng tới thúc đầy hình thành phát triển hệ giá trị, các chuẩn mực và đạo đức, kỹ năng, phẩm chất tốt đẹp của con người. Cụ thể là giáo dục gia đình không mang tính trừu tượng, chung chung, mà đi vào mỗi cá nhân có tính cách và đặc điểm cụ thể để hoàn thiện phẩm chất, năng lực của từng người.
Phương pháp giáo dục gia đình cũng rất phong phú, đa dạng, do đặc điểm của gia đình ở vùng, miền, các dân tộc, các tôn giáo, giới tri thức, công nhân lao động, tiểu thương v.v… có khác nhau, nên phương pháp giáo dục cũng khác nhau. Đối với mỗi cá nhân cụ thể phải có phương pháp, cách thức và nội dung giáo dục riêng, trên cơ sở tình thương yêu ruột thịt, và chỉ có như thế mới mang lại hiệu quả của giáo dục gia đình. Do đó, giáo dục gia đình là loại hình giáo dục đặc biệt, có tính kế thừa những mặt tích cực, nối tiếp và phát triển liên tục không ngừng.
Phương thức giáo dục gia đình được thông qua cách thức tổ chức gắn với đời sống, sinh hoạt của từng gia đình cụ thể. Trong giáo dục của gia đình thể hiện từng nơi, từng lúc như: khuyên bảo, răn đe, thuyết phục; vừa dạy dỗ, vừa phân tích, diễn giải, chỉ bảo…gắn với rèn luyện, xây dựng nếp sống, việc làm tốt đẹp; cổ vũ khích lệ, khen thưởng kịp thời những cố gắng, những việc làm dù rất nhỏ và kỷ luật, răn đe, trừng phạt phù hợp với những thành viên sai trái, không vâng lời đối với những người chủ của gia đình nhằm hướng tới mục tiêu gia đình ấm no, hạnh phúc.
Nội dung giáo dục gia đình bao gồm: hành vi đạo đức, tri thức cơ bản; thái độ và kỹ năng sống và lao động, thể chất và thẩm mỹ, kỹ năng giao tiếp trong cư xữ giữa các thành viên trong gia đình và ngoài xã hội. Mục tiệu giáo dục gia đình, đó là tiếp nối truyền thống của gia đình, dòng họ và tạo ra những người con hiếu thảo, có đạo đức trong sáng, suy nghĩ lành mạnh, thể chất khỏe mạnh, có chuyên môn nghiệp vụ, nghề nghiệp đáp ứng mỗi yêu cầu của gia đình và xã hội. Đồng thời, giáo dục gia đình còn có nội dung phong phú và đa dạng, vì môi trường gia đình là môi trường không thuần nhất do các thành viên của gia đình thường khác nhau về địa vị xã hội, vai trò, kinh nghiệm, tuổi tác, học vấn, giới tính…nên nội dung, phương thức giáo dục cũng phong phú, đa chiều, nhằm giúp mọi thành viên trong gia đình tiếp nhận những kinh nghiệm, những chuẩn mực, những giá trị và vai trò xã hội… được truyền đạt thông qua tranh luận, trao đổi không chỉ bằng lời, mà bằng thái độ, tình cảm, nêu gương; không chỉ bằng lý thuyết mà bằng việc làm cụ thể. Điều đó cho thấy, giáo dục gia đình có vai trò đặc biệt đối với sự hình thành và phát triển tính cách con người. Qua đó, nhằm tạo ra những con người chân chính, có đời sống ấm no, hạnh phúc, có năng lực trí tuệ cao, có lối sống lành mạnh, đạo đức trong sáng, hết lòng vì mọi người, vì quê hương đất nước.
TS. Hoàng Quốc Đạt
Viện trưởng Viện Nghiên cứu, Đào tạo, Ứng dụng Tâm lý Kinh doanh và Giáo dục Học đường
Đón xem bài 2: "Thực trạng giáo dục gia đình hạnh phúc hiện nay". Đăng ngày 29/5/2022