Một số biện pháp chống bạo lực học đường hiện nay

Kinh doanh giáo dục
091 3815 684 - 0903837347
Một số biện pháp chống bạo lực học đường hiện nay
Ngày đăng: 20/06/2022 08:34 AM

Ảnh minh họa. Nguồn:  LAP

Gần đây rộ lên nhiều trường hợp bạo lực học đường: Có nữ sinh bị đánh trúng ngực, tím tay (đưa hình ảnh lên báo; có một số trường hợp bạo lực học đường đã đưa lên mạng xã hội, bên cạnh có nhiều người đứng xem mà không can ngăn…

Theo tôi, nếu nhà trường không ban hành nội quy chống bạo lực học đường và phụ huynh không răn dạy con không gây sự đánh nhau trong trường học và ngoài trường học thì chuyện học sinh bắt nạt học sinh, đánh lộn  lẫn nhau, có trường hợp bị thương tật đi bệnh viện, bị đuổi học là chuyện thường xảy ra. Cho nên báo chí, gia đình, trường học không chỉ nêu ra các vụ bạo lực  học đường mà còn nêu các biện pháp chống bạo lực học đường.

Trong bài này tôi xin đề xuất một số giải pháp chống bạo lực học đường như sau:

1- Về Bộ Giáo dục và Đào tạo: Bộ cần xây dựng ban hành quy chế chống bạo lực học đường; nêu lên các hình thứcbạo lực học đường và biện pháp răn de, cảnh cáo, biện pháp giáo dục của nhà trường và gia đình cần làm đối với con em mình để chống bạo lực học đường.

2- Về Nhà trường : Cần ban hành nội quy quy trong đó có biện pháp giáo dục chống bạo lực học đường và vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp, các hình thức giáo dục phòng chống bạo lực học đường. Giáo viên chủ nhiệm lớp nói với học sinh trong lớp mình dạy học: “Các em học sinh có gì bất hòa thì không được gây lộn đánh nhau ở trong trường,. ngoài sân trường và ngoài trường học vì đó là một hành động xấu cho học sinh và trường lớp. Các học sinh bị đe dọa, bị chữi mắng, bị đánh thì báo ngay cho giáo viên phụ trách lớp và nhà trường biết, thấy bạn đánh nhau thì can ngăn….”. Đưa học sinh đánh bạn (do giáo viên chủ nhiệm lớp báo) thì bắt học sinh có lổi phải xin lổi bạn dưới cờ trong buổi họp trường chào cờ sáng thứ hai và thông báo cho gia đình học sinh đánh bạn cùng biện pháp xử lý của trường, trường hợp nặng thì bị đuổi học…

Học sinh vi phạm bạo lực họcđường nhẹ thì giáo viên chủ nhiệm đưa học sinh đứng trước lớp, phân tích cho các em học sinh biết cái sai của bạn và bắt học sinh vi phạm xin lổi bạn trước lớp. Trường hợp học sinh xúc phạm, chữi mắng bạn rồi bị bạn đánh cũng phải xin lổi bạn trước lớp.

3- Về gia đình: Cần sưu tầm, phát triển các bộ sách giáo dục gia đình, thành ngữ có các câu:” Nuôi con khỏe dạy con ngoan”, ”Dạy con từ thuở còn thơ”, “Học ăn họcnói, học gói, học mở”, “Đi thưa về trình”, “Học thầy không tày học bạn”. Cha mẹ dạy con thương yêu bạn học, không đánh nhau, cãi nhau với bạn, nếu bạn học có gì không rõ thì giải thích cho bạn rõ. Đánh nhau, cãi nhau là chuyện xấu có gì bức xúc thì báo với giáo viên chủ nhiệm lớp. Trường hợp giáo viên chủ nhiệm lớp không xử lý thì phụ huynh báo với nhà trường.

Tóm lại, chống bạo lực học đường là trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trường học, gia đình, xã hội (truyền thông, báo chí) có vai trò phản ánh hỗ trợ đóng góp ý kiến…

TS. Hồ Hữu Nhật

Thông tin viện

VIỆN NGHIÊN CỨU, ĐÀO TẠO, ỨNG DỤNG TÂM LÝ KINH DOANH VÀ GIÁO DỤC HỌC ĐƯỜNG
Địa chỉ: 235A Hoàng Sa, phường Tân Định, quận 1, Hồ Chí Minh
Mail: haidai5791@gmail.com
VIỆN TRƯỞNG: TS HOÀNG QUỐC ĐẠT0903 837 347
Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 21/GP - TTĐT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 14 tháng 3 năm 2022.

Chịu trách nhiệm
2022 © VIEN NGHIEN CUU, DAO TAO, UNG DUNG TAM LY KINH DOANH VA GIAO DUC HOC DUONG. Design by Nina.vn
Zalo
Hotline