Cần có giải pháp để xây dựng văn hóa trường trung học cơ sở hiện nay (tiếp theo)

Kinh doanh giáo dục
091 3815 684 - 0903837347
Cần có giải pháp để xây dựng văn hóa trường trung học cơ sở hiện nay (tiếp theo)
Ngày đăng: 02/08/2023 02:56 PM

Xây dựng văn hoá nhà trường có ý nghĩa rất quan trọng. Ảnh minh họa.

Giải pháp thứ ba, Tổ chức xây dựng và kế thừa các giá trị văn hóa tinh thần của nhà trường. 

Các giá trị tinh thần là một trong những thành tố quan trọng của văn hóa nhà trường. Các trường THCS hiện nay đã xây dựng được các giá trị tinh thần cơ bản, cần thiết. Tuy vậy, kết quả khảo sát cho thấy một số giá trị tinh thần còn hạn chế, những hiện tượng tiêu cực trong nhà trường còn tồn tại. Vì vậy, giải pháp tăng cường xây dựng các giá trị văn hóa tinh thần các trường THCS nhằm mục đích sau:

- Phát huy các giá trị văn hoá tinh thần tốt đẹp của nhà trường trong thời gian qua.

- Xây dựng những giá trị tinh thần mới để bổ sung vào hệ giá trị của nhà trường, đảm bảo cho văn hóa tinh thần của nhà trường kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại.

Kết quả khảo sát thực tiễn ở các trường THCS được nghiên cho thấy, các giá trị tinh thần của văn hóa nhà trường như: Tầm nhìn và mục tiêu; hệ giá trị; phong cách làm việc; quy trình, thủ tục giải quyết công việc; hành vi ứng xử; sự phối hợp với các đối tác; phương pháp truyền thông được đánh giá tương đối phù hợp so với chuẩn mực chung của ngành giáo dục, chuẩn mực chung do xã hội quy định. Điều này có nghĩa là, các giá trị tinh thần văn hóa nhà trường THCS còn có mặt hạn chế chưa đáp ứng được hoàn toàn, đầy đủ của yêu cầu xây dựng văn hóa nhà trường. Chính vì vậy, việc tăng cường xây dựng văn hóa tinh thần tại các trường THCS được nghiên cứu cần chú ý tới các khía cạnh cơ bản sau:

Về xây dựng tầm nhìn và mục tiêu của nhà trường: Hiệu trưởng nhà trường THCS cần chỉ đạo các bộ phận, các tổ bộ môn, giáo viên, học sinh,…hướng tới thực hiện mục tiêu xây dựng nhà trường thành trường chất lượng cao, trường phát triển toàn diện. Trong thời gian qua, về cơ bản các trường đã xác định được mục tiêu này và hướng tới thực hiện nó. Tuy vậy, để thực hiện mục tiêu này là một công việc rất khó khăn, vì nó không chỉ cần tới những điều kiện vật chất cần thiết mà nó còn đòi hỏi sự nổ lực phấn đấu liên tục không ngừng của tất cả giáo viên, học sinh, cán bộ nhà trường.

- Về xây dựng hệ giá trị của nhà trường: Hiệu trưởng các trường THCS Thành phố Hồ Chí Minh được nghiên cứu cần phát huy tính phù hợp của các giá trị đã có trong hoạt động giáo dục.

- Xây dựng các hệ giá trị như:”Tiên học lễ, hậu học văn”;“Tôn sư trọng đạo”. Đây là những vấn đề không mới, đã được các trường THCS đề cập, giáo dục trong nhiều năm qua cũng như trong nhiều thời kỳ lịch sử của đất nước. Song nó vẫn có tính thời sự cao trong bối cảnh giáo dục nước ta hiện nay. Bởi lẽ, đạo đức của một bộ phận học sinh hiện nay xuống cấp, tinh thần tôn sư trọng đạo của nhiều học sinh hiện nay chưa thể hiện đúng những hành vi lệch chuẩn về đạo đức, về ứng xử với thầy cô trong nhà trường còn tồn tại với những mức độ khác nhau. Chính vì vậy việc tăng cường xây dựng những giá trị này trong nội dung xây dựng văn hóa của nhà trường là đặc biệt cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

- Về giá trị lấy con người làm tâm điểm, phát huy cái tốt của con người đã được các trường trong những năm quia thực hiện khá tốt. Tuy vậy, trong điều kiện thực hiện Nghị quyết 29 của Đảng về đởi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam thì việc lấy con người làm trung tâm của hoạt động giáo dục càng được chú ý và coi trọng hơn bao giờ hết. Việc lấy con người làm trung tâm của hoạt động giáo dục hiện nay mang những nội dung mới. Vì học sinh hiện nay có trình độ nhận thức tốt hơn, do các em tiếp cận với nguồn thông tin đa dạng, phong phú từ nhiều cách thức khác nhau (internet; các trang mạng xã hội; phim ảnh;…), nhưng học sinh hiện nay cũng bị ảnh hưởng bởi nhiều giá trị không phù hợp từ các nền văn hóa Phương Tây. Do vậy, việc lấy con người làm trung tâm phải chú ý đến trình độ, nhận thức, năng lực, những mặt tích cực và những mặt hạn chế của học sinh để có những mặt giáo dục phù hợp. Đặc biệt phải đánh giá được những mặt tiêu cực và hạn chế của học sinh dđể có những giải pháp khắc phục.

- Về giá trị lấy chất lượng là mục tiêu hàng đầu, cũng được đánh giá tương đối phù hợp ở các trường cần chú ý quan tâm hơn nữa đến chất lượng giáo dục, hiệu trưởng nhà trường cần chú ý quan tâm hơn nữa đến chất lượng giáo dục cho học sinh. Đây là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu để đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của đất nước đối với giáo dục phổ thông hiện nay. Đây cũng là yếu tố để khẳng định thương hiệu của nhà trường đối với xã hội. Có thể nói, chất lượng là yếu tố sống còn của mỗi trường THCS.

Một khía cạnh quan trọng khác của xây dựng các giá trị tinh thần của nhà trường là xây dựng tinh thần thân thiện . Hiệu trưởng nhà trường, cần thực hiện tốt khẩu hiệu của Bộ Giáo dục-Đào tạo đã đưa ra trong thời gian gần đây là “Xây dựng nhà trường thân thiện,…”. Thân thiện này thể hiện rõ ở chỗ, người lãnh đạo thân thiện với giáo viên, cán bộ, học sinh, phụ huynh, đối tác của nhà trường, các đồng nghiệp đối xử thân thiện với nhau, giáo viên thân thiện với học sinh, các học sinh đối xử thân thiện với nhau,..

Về phong cách làm việc: Hiệu trưởng nhà trường cần chú ý tập trung lãnh đạo xây dựng văn hóa tinh thần của trường mình ở các khía cạnh sau;

Phong cách lãnh đạo: chủ thể quản lý nhà trường đã sử dụng phong cách dân chủ và phong cách lãnh đạo quyết đoán trong quá trình lãnh đạo và quản lý các trường THCS được nghiên cứu là phù hợp. Điều đáng chú ý là, trong quá trình quản lý xây dựng văn hóa nhà trường, hiệu trưởng cần biết sử dụng linh hoạt cả hai phong cách lãnh đạo này, không nên tuyệt đối hóa phong cách lãnh đạo nào

Thái độ đối với việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên cán bộ của nhà trường: thái độ của giáo viên,cán bộ nhà trường đối với việc thực hiện các nhiệm vụ được giao là phù hợp. Họ có thái độ tích cực khi thực hiện nhiệm vụ tại trường THCS. Họ luôn có trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, luôn tận tụy với nhiệm vụ được giao,luôn tích cực thực hiện nhiệm vụ của mình và thái độ tích cực này đã giúp cán bộ,giáo viên THCS được nghiên cứu thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ của mình,rấtít khi có các thái độ tiêu cực như; thiếu trách nhiệm; thờ ơ; không quan tâm tới nhiệm vụ được giao trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tại trường THCS.

Thái độ đối với việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, giáo viên của nhà trường cũng là một biểu hiện bề ngoài của văn hóa nhà trường. Do vậy, người hiệu trưởng cần xây dựng ở giáo viên, cán bộ quản lý một thái độ mang tính tích cực, chủ động.Đặc biệt, phải chú ý tới vấn đề quản lý nhằm giúp giáo viên,cán bộ hoàn thành đúng tiến độ các nhiệm vụ được giao. Bởi vì đây là khía cạnh còn khá yếu qua kết quả khảo sát thực tế

Thái độ đối với cái mới, đối với sự thay đổi của giáo viên và cán bộ nhà trường :

Kết quả nghiên cứu thực trạng của đề tài cho thấy: Thái độ đối với cái mới, đối với sự thay đổi của giáo viên và cán bộ nhà trường là tương đối phù hợp. Cán bộ,giáo viên nhà trường luôn có thái độ tích cực như ủng hộ, cổ vũ, hăng hái đối với những vấn đề mới của nhà trường như luôn đổi mới phương pháp dạy học; mới chương trình, nội dung môn học; đổi mới các hoạt động tổ chuyên môn. Mặt khác, họ cũng có thái độ tích cực đối với sự thay đổi của chính bản thân người giáo viên, cán bộ nhà trường ở nhiều khía cạnh khác nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của nhà trường. Đây là biểu hiện tốt mà người hiệu trưởng cần phải chú ý phát huy trong hoạt động quản lý xây dựng văn hóa nhà trường.

Kết quả khảo sát cũng cho thấy, khía cạnh hăng hái cùng đồng nghiệp biến ý tưởng mới thành hiện thực ở nhà trường chỉ ở mức độ tương đối phù hợp. Đây chính là khía cạnh mà hiệu trưởng cần chú ý nhất để tìm giải pháp quản lý phù hợp nhằm điều chỉnh giáo viên, cán bộ của các trường THCS sao cho thực hiện nội dung này tốt hơn trong thời gian tới.

- Mức độ chuyên nghiệp trong thực thi công việc của giáo viên và cán bộ nhà trường:

Kết quả nghiên cứu thực trạng của đề tài luận án d0ã chỉ ra rằng, cán bộ, giáo viên tại các trường THCS Thành phố Hồ Chí Minh mà đề tài luận án tiến hành nghiên cứu đã tương đối chuyên nghiệp trong việc thực hiện các công việc và nhiệm vụ được giao. Điều này có nghĩa là, khi thực hiện các  nhiệm vụ cụ thể như: giảng dạy, giáo dục học sinh, tổ chức các hoạt động tập thể cho học sinh, thực hiện các nhiệm vụ của tổ chuyên môn, các nhiệm vụ khác do nhà trường phân công các cán bộ, giáo viên đều thực hiện tương đối phù hợp các nhiệm vụ này theo quy định, chuẩn mực của nhà trường; đã thực hiện nhanh chóng và hiệu quả.

- Về quy trình, thủ tục giải quyết công việc của nhà trường:

- Về quy trình giải quyết công việc của nhà trường, kết quả khảo sát cho thấy: giáo viên, cán bộ của nhà trường khi thực hiện nhiệm vụ được giáo dã thực hiện tương đối đúng theo quy định, chuẩn mực của nhà trường; các nhiệm vụ này được giáo viên, cán bộ thực hiện tương đối nhanh chóng, bước đầu có hiệu quả. Tuy vậy, để hoạt động này có hiệu quả hơn thì hiệu trưởng các trường THCS được nghiên cứu cần phải chú ý các điểm sau:

Một là: Hiệu trưởng luôn chỉ đạo và giám sát giáo viên, cán bộ làm việc theo quy định, chuẩn mực đã được nhà trường lựa chọn.

Hai là: Hiệu trưởng luôn chỉ đạo và giám sát giáo viên, cán bộ làm việc một cách hiệu quả, nhanh chóng.

Ba là: Hiệu trưởng luôn chỉ đạo và giám sát để giáo viên, cán bộ không làm việc theo thói quen, mà phải làm việc theo yêu cầu của nhà trường cũng như đòi hỏi của xã hội.

Bốn là: Hiệu trưởng luôn chỉ đạo và giám sát giáo viên, cán bộ không làm việc một cách tùy tiện, không theo quy định, chuẩn mực.

- Về thủ tục hành chính giải quyết công việc tại nhà trường: Kết quả nghiên cứu thực tiễn cho thấy, cán bộ, giáo viên các trường THCS Thành phố Hồ Chí Minh mà đề tài khảo sát đã thực hiện các thủ tục hành chính trong quá trình giải quyết công việc tại nhà trường với quy trình nhanh gọn, đơn giản, linh hoạt, không máy móc, cứng nhắc miễn sao cho phù hợp với quy định và đạt được hiệu quả. Đây là một thế mạnh trong việc xây dựng văn hoá trường THCS mà hiệu trưởng cần phải biết phát huy.

Về hành vi ứng xử của cán bộ, giáo viên nói chung cơ bản là đáp ứng được yêu cầu của việc xây dựng văn hóa trường THCS. Để khía cạnh văn hóa này được thực hiện tốt hơn nữa thì hiệu trưởng cần phải chú ý một số điểm như sau:

- Về hành vi ứng xử trong nội bộ nhà trường, hiệu trưởng cần phải biết phát huy những thế mạnh, những mặt tích cực của khía cạnh văn hóa này. Bởi vì kết quả khảo sát cho thấy, giáo viên, cán bộ các trường THCS được nghiên cứu đã có hành vi văn minh, lịch sự và hành vi tôn trọng đồng nghiệp và học sinh, luôn có các hành vi tôn trọng đồng nghiệp sẽ là điều kiện quan trọng để cá nhân và tập thể phát triển theo chiều hướng tích cực, giúp cá nhân, tập thể tiếp thu được những vấn đề ứng xử chưa phù hợp để điều chỉnh và thay đổi.

Tuy nhiên, hiệu trưởng cũng cần chú ý hơn, quan tâm hơn tới vấn đề khuyến khích cán bộ và giáo viên quan tâm và giúp đỡ lẫn nhau.

- Về hành vi ứng xử với đối tác bên ngoài nhà trường, mặc dù kết quả khảo sát của đề tài luận án đã cho thấy, hiệu trưởng các trường THCS được nghiên cứu trong những năm qua đã chỉ đạo, tổ chức thực hiện, thực hiện kiểm tra đánh giá sát sao và có hiệu quả đối với vấn đề này. Do vậy, đa số cán bộ, giáo viên các trường được nghiên cứu đã có sự phối hợp ăn ý, gắn kết chặt chẻ với các đối tác bên ngoài trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ được giao.

Tuy nhiên, cán bộ vá giáo viên được khảo sát đánh giá thấp mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa nhà trường với các tổ chức xã hội và doanh nghiệp để xây dựng văn hóa nhà trường. Đây là khía cạnh mà hiệu trưởng cần phải chú ý để khắc phục. Bởi vì, việc phối hợp chặt chẽ với các đối tác bên ngoài sẽ đem lại lợi thế lớn cho nhà trường về mặt kinh phí để xây dựng cơ sở vật chất cũng như quảng bá hình ảnh của nhà trường ra xã hội. 

Hiệu trưởng nhà trường cùng với Ban giám hiệu, chi bộ, công đoàn, đoàn thanh niên, hội phụ huynh trao đổi để xác định tầm nhìn và mục tiêu của nhà trường trong hiện tại và tương lai. Việc phối hợp này cần phải đạt được mục tiêu của nhà trường trong hiện tại và tương lai. Việc phối hợp này cần phải đạt được mục đích là đánh giá đúng tầm nhìn và mục tiêu của nhà trường hiện tại, chỉ ra được những mặt tích cực và hợp lý của tầm nhìn và mục tiêu hiện tại, cũng như chỉ ra những mặt còn hạn chế của vấn đề này trong tương lai. Từ đó, hiệu trưởng xác định tầm nhìn và mục tiêu giáo dục của nhà trường.

Việc xác định tầm nhìn và mục tiêu giáo dục của nhà trường là hết sức quan trọng. Bởi vì, nó là cái đích mà nhà trường hướng tới thực hiện. Việc xác định đúng mục tiêu, tầm nhìn sẽ đưa hoạt động giáo dục của nhà trường đi đúng hướng. Do đó, sau khi xác định được tầm nhìn và nục tiêu giáo dục của nhà trường, hiệu trưởng tổ chức triển khai đến các bộ phận, các tổ bộ môn, đến ban phụ huynh, cũng như đến học sinh để tất cả mọi người nhận thức đúng vấn đề. Từ việc nhận thức đúng vấn đề sẽ biến thành hành động cụ thể trong việc xây dựng văn hóa nhà trường.

Cùng với việc xây dựng tầm nhìn và mục tiêu giáo dục của nhà trường, hiệu trưởng cần phải quan tâm tới việc xây dựng hệ giá trị nhà trường. Hiệu trưởng tổ chức các cuộc họp liên tịch đối với các bộ phận trong trường, để đánh giá lại hệ giá trị hiện có của nhà trường, chỉ ra những giá trị truyền thống phù hợp, có ý nghĩa giáo dục cao. Đồng thời cũng xác định những giá trị còn hạn chế, những giá trị không phù hợp với xây dựng văn hóa nhà trường hiện tại và tương lai.

Sau khi xác định được hệ giá trị cần xây dựng, hiệu trưởng tổ chức triển khai xuống các tổ bộ môn, các bộ phận phục vụ đến giáo viên và học sinh để tất cả mọi người hiểu rõ ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng và sự cần thiết của các giá trị mà nhà trường cần xây dựng.

Các giá trị này cần phải được biến thành những nhiệm vụ cụ thể và được triển khai trong từng bài giảng của giáo viên cũng như trong hoạt động học tập hàng ngày của học sinh. Trong các hoạt động ngoại khóa tổ chức trong và ngoài nhà trường cũng cần lồng ghép việc giáo dục các giá trị này cho học sinh.

Trong hoạt động giáo dục của nhà trường, hiệu trưởng chỉ đạo và giám sát theo tinh thần lấy chất lượng là mục tiêu hàng đầu. Hiệu trưởng cần làm cho mỗi giáo viên, cán bộ, học sinh của nhà trường hiểu rõ việc nâng cao chất lượng là điều kiện sống còn của nhà trường. Vấn đề này phải được hiệu trưởng đề cập thường xuyên trong các buổi họp cán bộ chủ chốt cũng như trong các buổi họp với toàn thể cán bộ, giáo viên trong nhà trường. Tinh thần này không chỉ dừng lại ở mức độ nhận thức của cán bộ, giáo viên mà còn phải trở thành những hành động thực tiển của họ trong hoạt động giáo dục của nhà trường.

Hiệu trưởng nhà trường luôn chú ý chỉ đạo, tổ chức thực hiện xây dựng phong cách làm việc của cán bộ, giáo viên. Mỗi cán bộ, giáo viên phải có một phong cách làm việc hiệu quả, chất lượng và phù họp với nhiệm vụ đối tượng.

Đối với người lãnh đạo, cần biết kết hợp chặt chẽ giữa phong cách lãnh đạo dân chủ và phong cách lãnh đạo quyết đoán. Người lãnh đạo phải biết ra những quyết định kịp thời trong những tình huống cần thiết, nhưng cũng phải biết phát huy được trí tuệ của tập thể.

Hiệu trưởng phải làm cho mỗi cán bộ, giáo viên, học sinh của nhà trường hiểu sâu sắc về tầm quan trọng của nhiệm vụ xây dựng các giá trị văn hóa tinh thần cũng như thể hiện các giá trị văn hóa tinh thần trong nhiệm vụ thường ngày của nhà trường, mỗi cán bộ, giáo viên và học sinh phải có ý thức phấn đấu để xây dựng các giá trị văn hóa tinh thần của trường mình. Cán bộ và giáo viên phải gương mẫu thực hiện nhiệm vụ xây dựng các giá trị tinh thần văn hoá nhà trường, phải là tấm gương cho học sinh noi theo. Trong đó cán bộ, giáo viên cần tăng cường kiểm tra, giám sát việc học sinh thực hiện các chuẩn mực, quy định về xây dựng giá trị tinh thần văn hóa nhà trường. Và phụ huynh phải có ý thức cao trong việc phối hợp với nhà trường, đặc biệt là phối hợp với giáo viên chủ nhiệm để giáo dục con em mình thực hiện tốt nhất nội quy, quy định  xây dựng các giá` trị văn hóa tinh thần của nhà trường.

TS. Chuyên viên cao cấp

 Hoàng Quốc Đạt

Viện Trưởng

Viện Nghiên cứu, Đào tạo ứng dụng tâm lý kinh doanh và giáo dục học đường

Thông tin viện

VIỆN NGHIÊN CỨU, ĐÀO TẠO, ỨNG DỤNG TÂM LÝ KINH DOANH VÀ GIÁO DỤC HỌC ĐƯỜNG
Địa chỉ: 235A Hoàng Sa, phường Tân Định, quận 1, Hồ Chí Minh
Mail: haidai5791@gmail.com
VIỆN TRƯỞNG: TS HOÀNG QUỐC ĐẠT0903 837 347
Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 21/GP - TTĐT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 14 tháng 3 năm 2022.

Chịu trách nhiệm
2022 © VIEN NGHIEN CUU, DAO TAO, UNG DUNG TAM LY KINH DOANH VA GIAO DUC HOC DUONG. Design by Nina.vn
Zalo
Hotline