Cần có giải pháp để xây dựng văn hóa trường trung học cơ sở hiện nay (kỳ cuối)

Kinh doanh giáo dục
091 3815 684 - 0903837347
Cần có giải pháp để xây dựng văn hóa trường trung học cơ sở hiện nay (kỳ cuối)
Ngày đăng: 03/08/2023 03:27 PM

Học sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh lớp 10. Ảnh minh họa.

Giải pháp thứ tư: Xây dựng tiêu chí văn hóa nhà trường THCS hiện nay

Mục đích của việc xây dựng tiêu chí cơ bản về các giá trị vật chất và tinh thần của văn hóa nhà trường để các trường THCS để làm cơ sở để xây dựng văn hóa nhà trường của trường mình. Về nội dung căn cứ vào Luật giáo dục sửa đổi (2014), Luật Điều lệ công tác nhà trường, các quan điểm và lý luận về văn hóa nhà trường để xây dựng các tiêu chí văn hóa nhà trường THCS.

Xây dựng tiêu chí văn hóa nhà trường THCS tại thành phố Hồ Chí Minh gồm các giá trị vật chất (5 tiêu chí) và các giá trị tinh thần gồm (5 tiêu chí), với tổng số 40 chỉ số để xác định các tiêu chí xây dựng văn hóa nhà trường.

Về Các giá trị vật chất của văn hóa nhà trường:

Tiêu chí 1: Logo, biểu tượng của nhà trường

- Logo, biểu tượng của nhà trường phải đơn giản, dễ hiểu

- Logo, biểu tượng của nhà trường phải hợp lý

- Logo, biểu tượng của nhà trường phảicó tính thẩm mỹ tốt

- Logo, biểu tượng của nhà trường phản ánh được tầm nhìn và sứ mệnh của nhà trường.

Tiêu chí 2 : Khẩu hiệu, phương châm làm việc của nhà trường

- Khẩu hiệu, phương châm làm việc của nhà trường phải phản ánh được triết lý giáo dục vì con người của nhà trường ;

- Khẩu hiệu, phương châm làm việc của nhà trường phải phù hợp với quan điểm giáo dục của Đảng và Nhà nước ;

- Khẩu hiệu, phương châm làm việc của nhà trường phải phù hợp với văn hóa truyền

thống của dân tộc;

- Khẩu hiệu, phương châm làm việc của nhà trường phải dễ hiểu, dễ nhớ, có tính

thuyết phục tốt.

Tiêu chí 3: Kiến trúc của nhà trường

Kiến trúc của nhà trường phải phản ánh được phong cách kiến trúc cổ điển hay hiện đại hay kết hợp giữa cổ điển và hiện đại ;

- Kiến trúc của nhà trường phải đồng nhất về kiến trúc, không pha tạp giữa các phong cách khác nhau

Kiến trúc của nhà trường phải đẹp, hấp dẫn, tức là có tính thẩm mỹ cao ;

- Kiến trúc của nhà trường phải thuận tiện cho học sinh học và thuận tiện cho giáo viên làm việc.

Tiêu chí 4: Không gian, cảnh quan của nhà trường

- Không gian, cảnh quan của nhà trường phải rộng rãi;

- Không gian, cảnh quan của nhà trường phải có nhiều cây xanh, có thảm cỏ,

có tính thẩm mỹ cao;

- Không gian, cảnh quan của nhà trường phải được bài trí hợp lý, khoa học, tiện lợi cho người sử dụng ;

- Không gian, cảnh quan của nhà trường phải đảm bảo vệ sinh môi trường (sân trường, các lớp học thường xuyên được vệ sinh sách sẽ...).

Tiêu chí 5: Trang phục của học sinh, giáo viên và cán bộ của nhà trường

- Trang phục của nhà trường phải thể hiện tính nghiêm túc ;

- Trang phục của nhà trường phải đẹp, thể hiện tính thẩm mỹ cao;

- Trang phục của nhà trường phải lịch sự, trang nhã;

- Trang phục của nhà trường phải tiện lợi cho học sinh và cán bộ.

Về các giá trị tinh thần của văn hóa nhà trường

Tiêu chí 1: Tầm nhìn, mục tiêu của nhà trường

- Tầm nhìn, mục tiêu của nhà trường phải hướng đến mục tiêu xây dựng nhà trường thành trường chuẩn quốc gia;

- Tầm nhìn, mục tiêu của nhà trường phải hướng đến mục tiêu xây dựng nhà trường thành trường có chất lượng cao của Thành phố;

- Tầm nhìn, mục tiêu của nhà trường phải hướng đến mục tiêu xây dựng nhà trường thành trường phát triểm toàn diện;

- Tầm nhìn, mục tiêu của nhà trường phải hướng đến mục tiêu xây dựng nhà trường thành trường ở mức khá, giỏi của quận/huyện.

Tiêu chí 2: Hệ giá trị của nhà trường

- Hệ giá trị của nhà trường phải bao gồm giá trị tôn sư trọng đạo;

Hệ giá trị của nhà trường phải có giá trị tiên học lễ, hậu học văn;

- Hệ giá trị của nhà trường phải lấy con người làm tâm điểm của sự giáo dục, phải biết phát huy cái tốt, hạn chế, loại bỏ cái xấu của con người;

- Hệ giá trị của nhà trường phải coi chất lượng đào tạo quyết định sự tồn tại và phát triển của nhà trường.

Tiêu chí 3: Phong cách lãnh đạo của nhà trường

- Phong cách lãnh đạo của nhà trường phải luôn đưa ra những quyết định kịp thời.

- Phong cách lãnh đạo của nhà trường phải dám chịu trách nhiệm cá nhân trong khi ra quyết định và thực hiện quyết định.

- Phong cách lãnh đạo của nhà trường phải khuyến khích giáo viên cải tiến phương pháp nâng cao chất lượng dạy và học; Chia sẻ quyền lực, trao quyền, khuyến khích tính tự chịu trách nhiệm cho các thành viên trong nhà trường.

- Phong cách lãnh đạo của nhà trường phải luôn chia sẻ kinh nghiệm và trao đổi chuyên môn với giáo viên và cán bộ phục vụ; coi trọng con người, cổ vũ sự nỗ lực hoàn thành công việc và công nhận sự thành công của mỗi người.

 Tiêu chí 4: Phong cách làm việc của nhà trường

- Phong cách làm việc của nhà trường phải được thể hiện qua thái độ tích cực của giáo viên và cán bộ phục vụ đối với việc thực thi nhiệm vụ có tinh thần trách nhiệm cao, sự tận tụy của họ với các nhiệm vụ được giao, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

- Phong cách làm việc của nhà trường phải được thể hiện qua thái độ tích cực của giáo viên và cán bộ phục vụ đối với cái mới, đối với sự thay đổi trong giảng dạy và giáo dục học sinh, trong tổ chức công việc của nhà trường.

Phong cách làm việc của nhà trường phải được thể hiện qua mức độ chuyên nghiệp trong thực thi công việc: Giáo viên và cán bộ phục vụ nhà trường làm việc theo quy định, chuẩn mực đã được nhà trường lựa chọn, làm việc một cách hiệu quả, nhanh chóng.

- Phong cách làm việc của nhà trường phải được thể hiện qua quy trình, thủ tục giải quyết các vấn đề nhanh gọn, đơn giản, linh hoạt, lấy hiệu quả công việc làm chính.

Tiêu chí 5: Hành vi ứng xử của nhà trường

- Hành vi ứng xử trong nội bộ của nhà trường của giáo viên, cán bộ phục vụ phải văn minh, lịch sự với đồng nghiệp và học sinh; Tôn trọng lẫn nhau giữa các đồng nghiệp;

- Vị tha, độ lượng với đồng nghiệp và học sinh;

- Hành vi ứng xử trong nội bộ của nhà trường của giáo viên, cán bộ phục vụ phải: Giúp đỡ nhau giữa các đồng nghiệp; Quan tâm đến nhau giữa các đồng nghiệp; Khích lệ, động viên học sinh khi có tiên bộ trong học tập, tu dưỡng;

- Hành vi ứng xử với bên ngoài của giáo viên và cán bộ phải tạo nên được mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với chính quyền địa phương; Khuyến khích gia đình và cộng đồng cùng tham gia giải quyết vấn đề giáo dục học sinh hư; Khuyến khích gia đình và cộng đồng cùng tham gia phòng chống tệ nạn xã hội trong học sinh.

- Hành vi ứng xử của nhà trường phải khuyến khích gia đình và cộng đồng cùng tham gia nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập của học sinh,…

Qua đó, hiệu trưởng các trường THCS phải dựa trên các tiêu chuẩn chung về xây dựng văn hóa này để cụ thể hóa thành các tiêu chuẩn xây dựng văn hóa của trường mình. Các tiêu chuẩn của nhà trường phải dựa trên cả những đặc thù và điều kiện cụ thể của trường mình.

Hiệu trưởng các trường THCS phải được triển khai theo một trình tự chặt chẽ, nghiêm túc và có hiệu quả cao. Việc thực hiện phải gắn liền với việc kiểm tra, đánh giá của hiệu trưởng về hiệu quả của quá trình thực hiện.

Thứ 5, tổ chức phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng văn hóa nhà trường: Mục đích của giải pháp này là tạo cơ chế phối hợp giữa các bộ phận trong nhà trường như: Chi bộ, Công đoàn, Đoàn thanh niên, các phòng ban, các tổ bộ môn, hội phụ huynh học sinh,.., và các cơ quan đoàn thể bên ngoài nhà trường như: Chính quyền địa phương, Hội Phụ mữ, Hội Cựu chiến binh, các doanh nghiệp trên địa bàn… để thực hiện đồng bộ các giải pháp quản lý xây dựng văn hoá của trường mình. Nâng cao trách nhiệm của từng cá nhân, tập thể trong và ngoài nhà trường nhằm đảm bảo việc thực thi nhanh chóng, có hiệu quả các nội dung công việc được giao phù hợp với các chức năng nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận trong xây dựng văn hóa nhà trường.

Kết quả khảo sát thực tiễn tại các trường THCS được nghiên cứu cho thấy, giáo viên, cán bộ các trường THCS đã có sự phối hợp ăn ý, gắn kết chặt chẽ với các đối tác bên ngoài trong quá trình phối hợp giải quyết các vấn đề liên quan đến giáo dục học sinh hư và trong việc phòng chống các tệ nạn xã hội thâm nhập vào trường học. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của đề luận án cũng chỉ ra rằng, sự phối hợp với các tổ chức xã hội, doanh nghiệp tại địa phương trong công việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng văn hóa nhà trường còn chưa thật tốt. Do vậy, nội dung của giải pháp này chú trọng tới các vấn đề cơ bản như:

- Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cá nhân, đơn vị đối với việc thực hiện xây dựng văn hóa nhà trường. Xây dựng quy chế phối hợp cụ thể giữa các đơn vị trong nhà trường với các đơn vị ngoài nhà trường theo đúng chức năng nhiệm vụ để thực hiện xây dựng văn hóa nhà trường. Chỉ đạo xây dựng kế hoạch cụ thể về sự phối hợp giữa các đơn vị trong nhà trường với các đơn vị ngoài nhà trường theo đúng chức năng nhiệm vụ để thực hiện xây dựng văn hóa nhà trường. Tổ chức lấy ý kiến của cán bộ, giáo viên, phụ huynh, các cơ quan đoàn thể trong và ngoài nhà trường về cơ chế phối hợp giữa các đơn vị trong nhà trường với các đơn vị ngoài nhà trường theo đúng chức năng nhiệm vụ để thực hiện xây dựng văn hóa nhà trường :

-Một là, hiệu trưởng nhà trường cùng với Ban giám hiệu, chi bộ; công đoàn, đoàn thanh niên, hội phụ huynh trao đổi để xác định nội dung của cơ chế phối hợp giữa các đơn vị trong nhà trường với các đơn vị ngoài nhà trường theo đúng chức năng nhiệm vụ nhằm thực hiện xây dựng văn hóa nhà trường . Sau đó, hiệu trưởng tổ chức cuộc họp mở rộng bao gồm: Ban giám hiệu, chi bộ, công đoàn, đoàn thanh niên, hội phụ huynh; giáo viên và các tổ chức chính trị xã hội, các đơn vị, các hội ngoài nhà trường thống nhất nội dung của cơ chế phối hợp giữa các đơn vị trong nhà trường với các đơn vị ngoài nhà trường theo đúng chức năng nhiệm vụ nhằm thực hiện xây dựng văn hóa nhà trường.   

-Hai là, hiệu trưởng ra quyết định thành lập Ban soạn thảo “ quy chế phối hợp giữa các đơn vị trong nhà trường với các đơn vị ngoài nhà trường theo súng chức năng nhiệm vụ nhằm thực hiện xây dựng văn hóa nhà trường theo đúng chức năng và nhiệm vụ. Quy chế phối hợp cần phải được soạn tháo theo súng yêu cầu Trong đó, cần chính xác các chương, điêu khoa, các mục, phạm vi tiêu chính, tiến dung phối hợp và chức năng nhiệm vụ của từng cá nhân và đơn vị.

- Ba là, hiệu trưởng cùng với Ban soạn thảo “Quy chế phối hợp giữa các c vị trong nhà trường với các đơn vị ngoài nhà trường theo đúng chức năng nhiệm vụ nhằm thực hiện xây dựng văn hoá nhà trường” tổ chức họp lấy ý kiến góp ý của cá nhân, đơn vị trong và ngoài nhà trưởng cho quy chế. Trên cơ sở đó, hiệu trưởng xem xét điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi để hoàn thiện Quy chế này.

- Bốn là, hiệu trường xem xét lại Quy chế và chính thức ký quyết định ban hành Quy chế phối hợp giữa các đơn vị trong nhà trường với các đơn vị nguyên nhà trường the đúng chức năng nhiệm vụ nhằm thực hiện xây dựng văn hóa nhà trường.

- Năm là, hiệu trưởng chỉ đạo triển khai các văn bản hướng dẫn thực hiện quy chế và chỉ đạo triển khai phổ biến quy chế tới toàn thế cán bộ, giáo viên, các đơn vị trong và ngoài nhà trường để tất cả các thành viên trong và ngoài nhà trường tiểu nắm chắc chế phối hợp giữa các đơn vị trong nhà trường với các đơn vị ngoài nhà trường theo đúng chức năng nhiệm vụ nhằm thực hiện xây dựng văn hóa nhà trường.

- Sáu là, hiệu trưởng chỉ đạo các đơn vị liên quan có trách nhiệm xây dựng c thể kế hoạch thực hiện “Quy chế phối hợp giữa các đơn vị trong nhà trường với các đơn vị ngoài nhà trường theo đúng chức năng nhiệm vụ nhằm thực hiện xây dựng văn hóa nhà trường” theo tháng, theo quí, theo ném nhằm thực hiện tốt nhất uy chế phối hợp giữa các đơn vị trong nhà trường với các đơn vị ngoài phá trưởng theo đúng chức năng nhiệm vụ nhằm thực hiện xây dựng văn hóa nhà trường.

- Bảy là, hiệu trưởng tăng cường nhiệm vụ kiểm tra đánh giá việc thực hiện “Quy chế phối hợp giữa các đơn vị trong nửa trường với các đơn vị ngan thu trường theo, đúng chức năng nhiệm vụ nhằm thực hiện xây dựng văn hoá nông trường” hiện nay.

TS. Chuyên viên cao cấp

 Hoàng Quốc Đạt

Viện Trưởng

Viện Nghiên cứu, Đào tạo ứng dụng tâm lý kinh doanh và giáo dục học đường

Thông tin viện

VIỆN NGHIÊN CỨU, ĐÀO TẠO, ỨNG DỤNG TÂM LÝ KINH DOANH VÀ GIÁO DỤC HỌC ĐƯỜNG
Địa chỉ: 235A Hoàng Sa, phường Tân Định, quận 1, Hồ Chí Minh
Mail: haidai5791@gmail.com
VIỆN TRƯỞNG: TS HOÀNG QUỐC ĐẠT0903 837 347
Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 21/GP - TTĐT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 14 tháng 3 năm 2022.

Chịu trách nhiệm
2022 © VIEN NGHIEN CUU, DAO TAO, UNG DUNG TAM LY KINH DOANH VA GIAO DUC HOC DUONG. Design by Nina.vn
Zalo
Hotline